Bà cậu là gì? Cách cúng & văn khấn cúng bà cậu chuẩn nhất

Văn khấn cúng Bà Cậu được sử dụng để cúng ghe đầu năm của người dân Nam Bộ. Đây là tín ngưỡng đã có lịch sử hàng trăm năm và đến nay vẫn còn lưu truyền.

The Poet Magazine (https://www.thepoetmagazine.org/) đã sưu tầm đầy đủ phong tục được thực hiện bởi ngư dân trong thời gian qua. Bạn có thể theo dõi để hiểu thêm về tín ngưỡng tốt đẹp này.

Bà Cậu là gì?

Có người cho rằng, bà Cậu là bà già và có hai người con trai chuyên cứu giúp người làm ghe sông nước. Gia đình bà cậu đã cứu được rất nhiều người gặp nạn, những người ra khơi kiếm sống nhưng không may mắn bị lạc hoặc gặp sự cố không may.

bà cậu là gì
Mâm cúng Bà Cậu của ngư dân

Cũng có nguồn tin cho rằng Bà Cậu là Mẫu Thoải (tên khác là thần nước, mẫu Thủy). Theo đó, mẫu Thoải là hóa thân của bà Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Thần có trách nhiệm quản lý khu vực sông nước (bao gồm cả sông và biển), bảo vệ ngư dân, những người ra khơi để kiếm sống và cứu họ cho những người lạc đường hoặc gặp tai nạn.

Lưu thêm những bài văn khấn thần sông nước. Đây là những bài cúng cần ghi nhớ nếu bạn là ngư dân làm nghề chài lưới hoặc buôn bán tại chợ nổi.

Sự tích Bà Cậu

Chuyện về Bà Cậu là bà già và hai đứa con ít những sự tích kèm theo hơn. Nhưng khi hỏi người làm ghe họ đều đặt niềm tin rất lớn cho bà, thường xuyên cúng kiếng để công việc thuận lợi.

Với câu chuyện Bà Cậu là Bà Thánh Mẫu Liễu hạnh, sự tích phía sau có vẻ đầy đủ hơn. Bà được giao nhiệm vụ bảo vệ khu vực sông nước và bà con sinh sống, hành nghề nơi đây. Bà cũng là người làm mưa, ngăn lũ và những cơn hồng thủy.

Chuyện kể rằng, để ngăn những tai ương cho người dân, bà hóa binh lính thành rắn, thuồng luồng để dẹp lũ hoặc sóng thần. Ngoài ra, bà cũng binh lính của bà cũng đi báo điềm cho bà con nông dân để ngăn họ ra khơi.

Ở miền Tây Nam Bộ có tục thờ rắn như Thủy thần cũng vì vậy. Bởi nhiều quan điểm cho rằng thần rắn là binh của Bà Cậu, giúp họ chống lũ cũng như báo điểm và phải bảo vệ.

Tuy vậy, nhiều người cho rằng, Bà thánh Mẫu Liễu hạnh quản lý cả vùng nước nói chung còn Bà Cậu thì phù hộ cho nghề. Dù nhiều tranh cãi nhưng tất cả đều thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng tuyệt đối dành cho Bà Cậu.

Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp đọc các bài văn khấn xuất hành để lên đường thượng lộ bình an.

Hình thờ Bà Cậu

Có rất nhiều phiên bản về hình thờ Bà Cậu. The Poet đã sưu tầm được hình ở miếu thờ tại Cần Thơ bạn có thể tham khảo.

hình thờ bà cậu
Hình sưu tầm tại miếu thờ tại Cần Thơ

Cách cúng Bà Cậu

Tục thờ Bà Cầu đã xuất hiện từ rất lâu đời. Để cầu cho một ngày mua may bán đắt, ghe xuồng đi lại an toàn trên sông, ngư dân thường chuẩn bị:

  • Cháo trắng
  • 1 bình hoa cúc
  • 1 con vịt
  • 1 chén gạo
  • 1 đĩa trái cây ngũ quả
  • Giấy tiền
sự tích bà cậu
Mâm lễ cúng dâng Bà Cậu

Tùy vào khả năng tài chính, giàu nghèo mà mâm cúng có thể thay đổi nhưng lòng thành kính của mọi người đều như nhau.

Lễ cúng Bà Cậu thường được thực hiện vào ngày mùng 1 hoặc ngày Rằm hằng tháng. Với những gia đình có điều kiện hơn, họ sẽ bày lễ gồm 1 đĩa trái cây cùng bình bông để cúng lễ Bà Cậu mỗi buổi sáng trước khi lên ghe.Sau đó, bình bông cúng sẽ được đặt ngay đầu ghe thuyền như sự che chở của Bà Cậu dành cho bà con làm nghề này.

cách cúng bà cậu
Đặt bình Bông đầu ghe thuyền

Văn khấn cúng Bà Cậu

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con kính lay Bà Cậu.

Hôm nay ngày ngày … tháng … năm …

Vợ chồng con là … sinh được con (trai, gái) đặt tên là …

Chúng con ngụ tại …

Hiện đang đi ghe/thuyền số hiệu …

Nay nhân ngày … chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án.

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, Bà Cậu cho con có công việc sông nước.

Con cúi xin bà cậu chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, che chở cho công việc của con mua may bán đắt. Đi ghe, thuyền an toàn, không va chạm, không gặp mưa bão, gia đình con được phúc thọ an khang, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách  nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Kết luận

Văn khấn cúng Bà Cậu phải đầy đủ nội dung thể hiện lòng thành kính của ngư dân, thể hiện lòng thành với tín ngưỡng của mình. Thực hiện cúng lễ đúng để được phù hộ những điều tốt lành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *