TOP 10+ câu thành ngữ, tục ngữ khó hiểu nhất

5/5 - (2 bình chọn)

Những câu tục ngữ khó hiểu đôi khi khiến bạn cảm thấy lo lắng. Liệu người sử dụng câu nói đó muốn ám chỉ điều gì, là tốt hay xấu, ngợi ca hay phê phán, châm biếm.

Chuyên mục ca dao tục ngữ thành ngữ Việt Nam của The POET magazine sưu tầm những câu tục ngữ, thành ngữ khó hiểu để biết ý nghĩa của nó và cách sử dụng phù hợp trong từng hoàn cảnh.

Những câu tục ngữ khó hiểu

Tục ngữ Việt Nam là kho tàng kiến thức vô giá ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Có những câu nói khiến bạn cảm thấy khó hiểu và không biết ý nghĩa của nó muốn ám chỉ điều gì.

Dưới đây là những câu tục ngữ khó hiểu nhất được sử dụng trong đời sống hàng ngày được The POET  sưu tầm.

Cờ ngoài, bài trong

Câu tục ngữ quen thuộc này thường được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên tùy từng hoàn cảnh sẽ mang một ý nghĩa khác nhau.

Nếu hiểu từ “ngoài” là đứng ngoài cuộc chơi, còn từ “trong” là ở trong cuộc chơi thì câu tục ngữ trên có nghĩa là: “Trong một ván cờ, người đứng ngoài cuộc sẽ sáng suốt hơn. Còn trong bài bạc thì người trong cuộc mới là người hiểu rõ”.

câu tục ngữ khó hiểu
Câu tục ngữ được hiểu theo nhiều ý khác nhau

Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng giải thích vậy vẫn chưa thực sự nói hết ẩn ý của câu tục ngữ. Nếu hiểu từ “ngoài” là phơi bày hết ra bên ngoài, còn từ “trong” là giấu kín vào bên trong thì câu trên có nghĩa như sau:

“Với cờ thì mọi mưu toan để giành phần thắng sẽ được phô trương ra ngoài. Còn với bài thì các chiến lược, toan tính để giành phần thắng cần được giấu kín trong đầu của các đấu thủ”.

Trăm hay không bằng tay quen

Chắc hẳn đã không ít người hiểu từ “trăm” trong câu tục ngữ là nhiều lần. Có thể là mười, hai mươi hay thậm chí là một trăm lần.

Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó tìm hiểu thì nghĩa thực sự của từ “trăm” là một hành động, mang ý nghĩa “nói liến thoắng”. Chính vì vậy, câu tục ngữ khó hiểu trên có nghĩa chính xác như sau:

“Những người nói hay chả mấy khi mang lại hiệu quả bằng những người làm giỏi”.

Ăn cho, buôn so

Câu tục ngữ này nếu được giải thích bằng hệ ngữ pháp chủ – vị chắc hẳn sẽ không mang một ý nghĩa gì. Tuy nhiên, nếu sử dụng hệ ngữ pháp đề – thuyết bạn sẽ hiểu ngay ẩn ý của câu.

“Ăn cho, buôn so” thực chất ý muốn nói trong ăn uống thì có thể cho nhau được. Tuy nhiên, trong chuyện buôn bán thì phải so đo từng đồng. Có như vậy mới không bị hụt vốn, thua lỗ.

Ăn nể ngồi không non đồng cũng lở

Để giải thích ẩn ý của câu tục ngữ khó hiểu này thì bạn cần hiểu rõ ý nghĩa của hai từ “nể” và “đồng”. “Nể” là từ địa phương, có ý nghĩa là chỉ ăn mà không chịu làm gì cả. “Đồng” là kim loại được người xưa sử dụng để đúc thành những đồng tiền xu.

câu tục ngữ khó hiểu nhất
Câu tục ngữ răn dạy những người lười biếng, siêng ăn nhác làm

Như vậy, ý nghĩa của câu tục ngữ trên là: “Nếu chỉ ăn không mà không chịu làm thì tiền của dẫu có chất cao như núi thì cũng có ngày cạn kiệt”.

Đây cũng là một trong những câu ca dao tục ngữ về tiền bạc ý khuyên răn chúng ta cần biết tiết kiệm, chi tiêu hợp lý. Nếu hoang phí thì có núi vàng cũng sẽ hết.

Băm hai cái răng đóng trăng cái lưỡi

Đây là một trong những câu ca dao tục ngữ về lời ăn tiếng nói mang ý nghĩa khó hiểu nhất nên cũng khá ít khi được sử dụng. Để làm rõ ẩn ý trong câu, bạn cần hiểu nghĩa của từ “trăng” trong câu tục ngữ là gì.

“Trăng” là chiếc gông đóng vào cổ phạm nhân thời xưa. Nó được làm từ hai tấm ván to, dày, được khoét hai hình bán nguyệt ở giữa để đóng vào cổ pham nhân rồi khóa lại.

Ý nghĩa của câu tục ngữ cụ thể như sau: “Ba mươi cái răng chính là cái gông dùng để đóng cái lưỡi lại trong miệng để không nói ra những điều vạ mồm”

Quý hồ tinh bất quý hồ đa

Lại một câu tục ngữ khó hiểu nữa được người xưa đúc kết. Để hiểu rõ ý nghĩa của câu, bạn cần phân tích nghĩa từ cụm từ “quý hồ” là gì.

Theo văn học chữ Hán, chữ “hồ” ở đây là một công cụ được dùng để diễn đạt nghĩa tương tự như chữ “ở” trong tiếng Việt. Do đó, câu tục ngữ trên có nghĩa là:

“Nên quý ở sự tinh, chứ đừng quý ở sự nhiều”. Dịch nghĩa rõ hơn là cần chú trọng đến chất lượng chứ không nên chú trọng vào số lượng.

Thành ngữ khó hiểu

Bên cạnh những câu tục ngữ khó hiểu thì trong đời sống hàng ngày chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần gặp câu thành ngữ “khó nhằn”. Dưới đây là như ẩn ý khiến người nghe cảm thấy hoang mang nhất.

Chân nam đá chân xiêu

Câu thành ngữ này muốn chỉ hành động đi đứng loạng choạng, không vững. Thường dùng để chỉ những người say rượu.

Tuy nhiên, ít ai biết bản gốc chính xác của câu này phải là “Chân đăm đá chân chiêu”. Theo Nam quốc âm tự vị của  Huỳnh Tịnh Của, từ “đăm” là bên phải, còn từ “chiêu” là bên trái. Tức là chân bên phải đá chân bên trái, đi đứng xiêu vẹo như người say.

thành ngữ khó hiểu
Câu thành ngữ ám chỉ những người say xỉn, dáng đi loạng choạng

Theo thời gian, người ta đọc lệch thành “chân nam đá chân xiêu”. Bởi lẽ, chữ “xiêu” gợi lên nét xiêu vạo, nghiêng ngả phù hợp để miểu ra dáng đi xay sỉn, loạng choạng, vụng về.

Chủ vắng nhà gà mọc đuôi tôm

Gà sao lại mọc được đuôi tôm, thật khó hiểu phải không? Để thực sự hiểu ý nghĩa của câu, chúng ta sẽ phân tích theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Theo nghĩa đen, câu thành ngữ khó hiểu trên được phân tích cụ thể như sau:

Ngày xưa, những người nông dân thường nuôi gà ổ (gà mái mẹ). Sau khi nở, đàn gà con sẽ theo mẹ đi kiếm ăn. Sau hơn 1 tháng, lông cánh gà con phát triển, lông đuôi cũng dài chìa ra khum khum giống đuôi con tôm.

Đây là thời điểm gà mẹ dạy gà con tự lập, nếu con con nào đến gần sẽ bị gà mẹ xua đuổi. Chỉ cần vài ngày làm quen là gà con có thể tự mình đi kiếm ăn.

Chúng vẫn giữ thói quen đi theo bầy đàn và rất hiếu động. Mọi ngóc ngách đều bị đàn gà con làm đảo lộn tứ tung, từ vườn tược, gầm giường, bồ thóc cho đến thúng gạo.

tục ngữ khó đoán
Thành ngữ ám chỉ sự tự do, vô kỷ luật khi không có người quản lý, giám sát

Câu thành ngữ này được ông cha ta dựa trên giai đoạn đặc biệt của sự vật, hiện tượng thường ngày, gần gũi, dùng cái này để ám chỉ, so sánh cái khác. Ý nghĩa thực sự của câu là khi vắng cha mẹ, người lớn trong nhà thì những đứa con đều giống nhau. Chúng trở nên nghịch ngợm, phá phách, đánh đấm nhau mà không sợ bị la mắng, trách phạt.

Về sau, câu thành ngữ được hiểu theo ý nghĩa rộng hơn. Ám chỉ những người có hành động, việc làm vô kỷ luật, tự do khi không có người quản lý, giám sát ở đó.

Ngoài việc sử dụng câu thành ngữ “Chủ vắng nhà gà mọc đuôi tôm”, bạn có thể dùng câu ca dao tục ngữ về tinh thần trách nhiệm với ý nghĩa tương tự như:

Cha con ông chủ đi đâu?
Để cho đày tớ nhà lầu xe hơi.

Dùi đục chấm mắm cáy

Dùi đục không ăn được thì chấm mắm cáy để làm gì, thật vô lý đúng không nào? Thực chất bản gốc của câu thành ngữ trên là “Bầu dục chấm mắm cáy”.

thành ngữ khó đoán
câu thành ngữ ám chỉ sự thô lỗ, quê kệch, không cân xứng

Bầu dục là món ăn ngon, nhưng lại đi chấm mắm cáy là thứ nước chấm rẻ tiền, bình dân nên không hài hòa, làm mất đi một món ngon. Ý nghĩa của câu thành ngữ ám chỉ sự thô lỗ, quê kệch, không cân xứng.

Ướt như chuột lột

Bạn từng nghe rắn lột, cua lột hay ve sầu lột xác chứ chắc hẳn trong tự nhiên không có con chuột nào lột lông đúng không? Vậy tại sao lại có câu thành ngữ khó hiểu “ướt như chuột lột”.

Thực chất, bản gốc của câu thành ngữ trên là “Ướt như chuột lội”, tức chỉ người nào đó quần áo bị ướt sũng, ướt nhẹp đến mức đáng thương.

Kết luận

Những câu tục ngữ khó hiểu đôi khi khiến chúng ta phân vân, lo lắng không biết sử dụng trong ngữ cảnh nào thì phù hợp. Việc hiểu rõ ý nghĩa của ca dao tục ngữ thành ngữ Việt Nam là điều rất quan trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *