Trông ngóng hay chông ngóng đúng chính tả?

Rate this post

Trông ngóng hay chông ngóng luôn là điều mà khiến nhiều người Việt phân vân trong việc sử dụng từ. Hãy cùng Cảnh sát chính tả The Poet Magazine tìm hiểu về ý nghĩa và cách sử dụng của hai từ này.

Trông ngóng hay chông ngóng, từ nào đúng chính tả?

“Trông ngóng” là từ đúng chính tả, động từ này đã được định nghĩa và ghi chép đầy đủ bên trong từ điển Tiếng Việt. Trong khi đó, “chông ngóng” là từ sai chính tả, tù này hoàn toàn không có nghĩa và không có ngữ cảnh cụ thể để sử dụng.

“Trông ngóng” và “chông ngóng” có sự khác biệt về phần phát âm “ch” và “tr”. Tuy nhiên người Việt Nam thường hay bỏ qua điều này và đánh đồng phát âm của chúng, lâu dần sẽ gây ra sự nhầm lẫn và rất khó để sửa.

Trông ngóng hay chông ngóng
Trông ngóng hay chông ngóng từ nào đúng chính tả

Giải nghĩa từ trông ngóng và chông ngóng

Bên cạnh việc phân biệt từ thông qua phát âm, bạn đọc cũng có thể phân biệt chúng thông qua ý nghĩa. Sau khi biết được giải nghĩa từ, người đọc cũng sẽ biết được cách dùng từ chuẩn xác nhất.

Trông ngóng nghĩa là gì?

“Trông ngóng” là một động từ biểu thị sự mong ngóng, mong chờ một cách da diết. Động từ này cho thấy được khá rõ tâm trạng lo lắng, bồn chồn khi phải chờ đợi một điều gì đó hoặc chờ mong một ai đó.

Một số ví dụ có chứa từ “trông ngóng”:

  • “Hai đứa trẻ ngồi ở bậc cửa, trông ngóng mẹ đi chợ về”
  • “Lão Hạc từng ngày từng giờ trông ngóng tin tức của con trai nhưng vẫn bặt vô âm tín”

Chông ngóng nghĩa là gì?

“Chông ngóng” là từ không có nghĩa và không được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Nếu bạn đang sử dụng từ này thì có nghĩa bạn đã dùng sai từ.

Kết luận

Trông ngóng hay chông ngóng là điều mà nhiều người Việt bị phân vân và nhầm lẫn khi sử dụng. Bạn cần phải phân biệt rõ khi phát âm “ch” và “tr” kèm theo đó là biết được giải nghĩa từ để tránh việc dùng từ sai chính tả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *