Phân tích chi tiết ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương

Phân tích chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương là điểm nhấn đặc sắc. Cái bóng trong tác phẩm này được Nguyễn Dữ sử dụng là nút thắt của câu chuyện, đồng thời cũng được dùng để mở thắt. Tác giả đã vận dụng một cách khéo léo để hình ảnh này xuất hiện tự nhiên, thu hút người đọc.

The POET Magazine đã tổng hợp dàn ý và các bài phân tích cho dạng đề này. Đây là dạng đề nâng cao, có thể gặp vào bài thi học kì hoặc thi chuyển cấp.

Lập dàn ý phân tích chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương

Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và thông tin chung của Chuyện người con gái Nam Xương.. Dẫn dắt người đọc tìm hiểu về cái bóng xuất hiện trong tác phẩm.

Thân bài:

Luận điểm 1: Cái bóng mang tính quyết định làm nút thắt của câu chuyện:

Đầu tiên trước bóng trình nghĩ là nguyên nhân dẫn đến việc Trương Sinh hiểu lầm và nghi ngờ Vũ Nương.

  • Vũ Nương thường “trỏ bóng trên vách nhà mà gọi cha là Đản” khi chồng vắng nhà để con cảm nhận được tình yêu thương của cha.
  • Trường sinh nghe thấy lời con nhỏ nói rằng “có một người đàn ông đêm nào cũng đến” nên nghi ngờ vợ không chung thủy. Vì ghen tuông mà không tìm hiểu kỹ, đã trách mắng và đuổi đánh Vũ Nương.
  • Vũ Nương vì giải thích và biện bạch không được về cái bóng nên phải lấy cái chết để chứng minh.

Sau đó, chính hình ảnh chiếc bóng cũng là chi tiết giải oan cho Vũ Nương:

  • Trương Sinh và con “ngồi trong phòng không:, “dưới ánh đèn khuya”, con trai lại “chỉ bóng chàng trên vách mà bảo: Cha Đản lại đến kia kìa”.
  • Trương sinh nhìn bóng trên tường mới hiểu vấn đề và ngộ ra vợ mình bị đổ oan.

Luận điểm 2: Chi tiết cái bóng nói lên tính cách của nhân vật

Nhân vật Tính cách được thể hiện qua hình ảnh cái bóng và vấn đề có liên quan
Vũ Nương Lòng chung thủy của người phụ nữ, luôn nhớ về người chồng.

Tình mẹ bao la và luôn mong con cảm nhận được sự ấm áp của tình cha.

Bé Đản Chính là hình ảnh của cha, yêu thương và bên cạnh mẹ hàng đêm.
Trương Sinh “Kẻ thù” của cái bóng vì nghi ngờ đó là kẻ đã giành vợ mình.

Hiểu ra vấn đề khi cùng con nhìn thấy cái bóng.

Kết luận: Ý nghĩa của hình ảnh cái bóng và rút ra nhận xét của bản thân.

Gợi ý mẫu phân tích cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương

Tham khảo mẫu phân tích văn học lớp 9 về Cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương giúp học sinh hiểu hơn về mục đích sử dụng. Nguyễn Dữ đã nghiên cứu rất kỹ để có thể đưa hình ảnh này vào câu chuyện một cách tự nhiên, mang đến nhiều giá trị tuyệt vời.

phân tích hình ảnh cái bóng trong chuyện người con gái nam xương
Phân tích hình ảnh cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương

Mẫu 1 phân tích hình ảnh cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương

Mỗi tác phẩm đều sẽ có một địa điểm nhấn và hình ảnh tạo nên ấn tượng mạnh với người đọc. Điều này được thể hiện rất rõ qua hình ảnh cái bóng xuất hiện trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Đây là yếu tố nghệ thuật đóng vai trò làm nút thắt và cũng mở thắt cho vấn đề.

Ban đầu, khi chồng vắng nhà Vũ Nương phải lấy hình ảnh chiếc bóng trên tường hiện lên vào buổi tối làm cha bé Đản. Mục đích nàng làm vậy là vì thương con và mong bé luôn cảm nhận được tình yêu của cha nên Vũ Nương. Tuy nhiên, đây cũng chính là lý do khiến cho Trương Sinh tức giận và cho là vợ mình thất tiết. Từ đó, chuỗi bi kịch mở ra, Vũ Nương phải đối diện với nhiều điều đau lòng.

Tuy vậy, hình ảnh chiếc bóng cũng đã trở thành chìa khóa để giải oan cho Vũ Nương. Trương Sinh cùng con đang ở trong “phòng không vắng vẻ”, “dưới ánh đèn khuya”, con nhỏ lại chỉ lên bóng mà nói “cha Đản lại đến kìa!”. Từ đó, Trương Sinh mới hiểu ra vấn đề và nỗi oan của Vũ Nương cũng đã được sáng tỏ.

Hình ảnh cái bóng dù chỉ xuất hiện một cách mờ nhạt, nhưng cũng đủ để gây ra biết bao vấn đề. Thậm chí, vì chiếc bóng này mà dẫn đến cái chết oan bi thương của Vũ Nương. Bé Đản xem chiếc bóng như cha, xuất hiện vào mỗi đêm, khi mẹ “đi cũng đi, ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế” em cả. Nhờ vào chi tiết này, bé lại tin rằng, có cha luôn ở cạnh hai mẹ con hàng đêm.

Cái bóng cũng thể hiện tình yêu chung thủy và nỗi nhớ chồng nơi xa của Vũ Nương. Đây cũng là yếu tố chứng minh được lòng thương con bao la của người mẹ, luôn mong con cảm nhận được tình thương của cha cho trọn vẹn.

Riêng với Trương Sinh, hình ảnh cái bóng như bằng chứng để buộc tội vợ, đa nghi và ghen tuông. Tuy nhiên, sau này, khi cái bóng minh oan thì nỗi oan mới được sáng tỏ.

Nguyễn Dữ đã sử dụng một cách khéo léo hình ảnh cái bóng để đưa vào tác phẩm. Yếu tố này đóng vai trò chủ chốt, vừa tạo nút thắt và cũng là chìa khóa để xử lý các vấn đề.

Thông qua chiếc bóng, tác giả cũng gửi gắm niềm thương tiếc cho số phận của người phụ nữ thời phong kiến. Những người phụ nữ như Vũ Nương không được trân trọng và thường phải chịu những nỗi oan mà không thể chứng minh.

Mẫu số 2 phân tích Chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương

Tác phẩm Chuyện Người Con Gái Nam Xương thành công khi sử dụng những chi tiết kỳ ảo. Còn một điểm nghệ thuật đặc sắc nữa, chính là hình ảnh chiếc bóng xuất hiện xuyên suốt tác phẩm. Nguyễn Dữ đã dựa vào hình ảnh này để tạo nên nút thắt, sau đó một lần nữa dùng đến để mở thắt.

Cái bóng chính là nguyên nhân gây ra bi kịch trong câu chuyện và cũng là yếu tố hóa giải hiểu lầm. Vì chồng vắng nhà, Vũ Nương không muốn con phải cảm thấy thiếu vắng tình cảm của cha. Nàng đã chọn cách “trỏ bóng trên vách” cùng con trai vào mỗi tối. Vũ Nương vẫn hay đùa với con, nói hình ảnh cái bóng chính là cha Đản. Tuy nhiên, nàng không thể biết được đây chính là mầm mống gây nên sóng gió trong đời mình.

Hình ảnh chiếc bóng xoa dịu sự khát khao tình cảm từ cha của bé Đản. Qua đó, bé cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi cha vẫn yêu thương và ở bên mỗi đêm. Tuy nhiên, với Trương Sinh thì hoàn toàn khác, cái bóng đã trở thành nguyên nhân cho hắn ghen tuông, cho là vợ “hư thân” và “đánh đuổi” nàng đi dù có giải thích bao nhiêu đi nữa. Cũng chính yếu tố này là chất xúc tác khiến Vũ Nương quyết định “gieo mình xuống sông mà chết”, hành động này vì muốn chứng minh mình trong sạc.

Cái bóng tạo ra vấn đề, sau đó lại trở thành chìa khóa, giải quyết mọi thứ một cách nhanh chóng. Khi cùng con ngồi trong phòng buổi đêm, thấy con chỉ lên vách nói “Cha Đản lại đến kìa!”. Lúc này, mọi vấn đề đã được giải quyết và Trương Sinh mới hiểu được nỗi đau của vợ. Chính cái bóng tạo nên kịch tính, đẩy nội dung đến cao trào, thể hiện rõ tính cách đa nghi của Trương Sinh.

Tác giả ưu tiên sử dụng cái bóng vì đây là điểm gây ấn tượng cho tác phẩm, vừa tạo ra vấn đề, vừa xử lý một cách trọn vẹn. Thông qua cách dùng hình ảnh này, Nguyễn Dữ muốn lên án một xã hội bất công. Vì tính nam quyền mà áp bức người phụ nữ lúc bấy giờ, thậm chí đẩy họ đến đường cùng và chọn cách từ bỏ cuộc sống. Hình ảnh này cũng nói lên sự đồng cảm, yêu thương thân phận phụ nữ phải sống trong chế độ phong kiến bất công trăm bề.

Mẫu 3 – Văn mẫu ý nghĩa chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất

Chuyện người con gái Nam Xương mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc với hình ảnh chiếc bóng. Câu chuyện diễn ra theo cấu trúc giới thiệu, thắt nút, cao trào và kết thúc. Cái bóng trong tác phẩm xuất hiện đến ba lần, vừa là nút thắt, vừa mở nút cho vấn đề.

phân tích chi tiết cái bóng trong chuyện người con gái nam xương
Ý nghĩa chi tiết hình ảnh chiếc bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương

Vũ Nương là người phụ nữ sống trong thời phong kiến, vốn rất hiền lành và yêu thương chồng con. Trương Sinh là chồng, đi lính trong thời gian nàng mang thai và sinh con. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Vũ Nương vẫn làm tốt nghĩa vụ của người mẹ, người vợ, chăm sóc con và luôn nhớ về chồng. Để con không bị thiếu tình cảm của cha, nàng đã chỉ vào chiếc bóng trên vách rồi nói đó là cha Đản. Tưởng rằng đây là hành động mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp, nhưng cuối cùng lại gây ra bi kịch khi chồng trở về. Chiếc bóng đã trở thành phương tiện thúc đẩy sự ghen tuông và đa nghi của Trương Sinh. Thậm chí, hắn còn đuổi vợ ra khỏi nhà, đẩy nàng đến đường cùng lựa chọn cái chết. Mãi cho đến khi ngồi cùng con trong phòng vắng, thấy bé Đàn chỉ lên vách nói cha về thì nỗi oan của Vũ Nương mới được hóa giải.

Chi tiết cái bóng đã mở ra góc nhìn sâu sắc về xã hội thời phong kiến và con người thời đó. Đây chính là phương tiện để tác giả có thể nói đến nỗi thương cảm đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội nam quyền. Đồng thời, ông cũng phê phán tính đa nghi, không tìm hiểu rõ vấn đề đã đổ oan cho người khác. Đây là hình ảnh có giá trị và mang đến “gia vị’ cho tác phẩm, giúp câu chuyện đẩy lên cao trào, hấp dẫn người đọc hơn.

Viết đoạn văn nói về chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương được sáng tác bởi Nguyễn Dữ mang đến nhiều bài học hay. Tác phẩm này không chỉ sở hữu những chi tiết kì ảo, có nhiều giá trị mà còn sử dụng hình ảnh “đắt giá”, đó là chiếc bóng. Đầu tiên, chiếc bóng xuất hiện trở thành nút thắt, tạo ra vấn đề. Vũ Nương thường chỉ trước bóng trên tường và nói đó là cha Đản khi chồng đi lính. Hành động này giúp nàng thỏa nỗi nhớ chồng và cho con cảm nhận được tình thương của cha. Cho đến khi chồng quay trở về nghe con nói mới sinh nghi, ghen tuông mù quáng và đánh đuổi vợ. Sau đó, hình ảnh này lại được sử dụng một lần nữa để giải quyết vấn đề đã được đẩy lên cao trào. Trương Sinh ngồi cùng với bé Đản và thấy con chỉ lên vách tường rồi nói là cha về, đên giờ hắn mới hiểu ra vấn đề, nhưng cũng đã muộn. Vũ Nương vì muốn chứng minh mình trong sạch đã chọn cái chết. Chi tiết cái bóng đã khắc họa thành công tính cách của 3 nhân vật chính trong tác phẩm. Vũ Nương là người phụ nữ yêu thương chồng con, một lòng chung thủy. Bé Đản ngây thơ, yêu thương cha mẹ và Trường Sinh luôn nghi ngờ và ghen tuông trong xã hội phong kiến. Cái bóng chính là đặc điểm nổi bật, đặc biệt là làm nổi bật cho tác phẩm này.

Xem thêm:

Kết luận

Phân tích chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương mang đến nhiều ý nghĩa cho tác phẩm. Hình ảnh này mang đến nhiều giá trị, phê phán xã hội nam quyền và nói lên niềm thương tiếc cho số phận người phụ nữ không được xem trọng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *