Soạn bài Thu Hứng – NXB Kết nối tri thức lớp 10 

Soạn bài Thu Hứng (Văn lớp 10) giúp học sinh cảm nhận được nỗi niềm nhớ quê hương và cuộc sống yên bình của tác giả. Hình ảnh mùa thu man mác buồn, với chiếc thuyền trôi trên sông, tiếng chày đập áo, khiến người đọc cũng bồi hồi, xúc động.

Table of Contents

Soạn bài Thu Hứng trước khi đọc văn bản

Bài Thu Hứng được viết theo cấu trúc nào, có đặc điểm ra sao, nội dung đề cập vấn đề gì sẽ được làm rõ chi tiết nhất. Tại phần trước khi đọc, học sinh tổng hợp lại kiến thức về thơ Đường luật đã được học.

thu hứng
Soạn Thu Hứng trước khi đọc

Ấn tượng về đặc điểm hình thức và nội dung của những bài thơ Đường luật đã học:

Vẫn biết, từ THPT chúng ta đã được tiếp cận thơ Đường, nhưng để nắm vững được đặc điểm hình thức, nội dung một bài đường thi, quá không dễ dàng với học sinh lớp 10. Tuy nhiên, nếu chú tâm học tập, chúng ta vẫn có thể hiểu nó theo cách mà người xưa ví von rằng “cưỡi ngựa xem hoa”, nghĩa là hiểu thoáng qua, không thể sâu sắc được. Như vậy đã là quá tốt, bởi chúng ta không phải là những nhà nghiên cứu.

– Về đặc điểm hình thức: những bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thể thất ngôn bát cú Đường luật (đề – thực – luận – kết). Hai thể thơ đều có quy luật vô cùng nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.

– Về nội dung: Một bài bài thơ bát cú giống như bức tranh. Trong cái khung nhất định 8 câu 56 chữ, làm sao vẽ thành một bức tranh hoàn toàn, hình dung được ngoại cảnh của tạo vật hay nội cảnh của tâm giới. Bởi vậy phải sắp đặt của các bộ phận cho khéo. Có bốn phần là: Đề, Thực, Luận và Kết.

Mở rộng:

Nhìn chung, từ quyền Văn học Việt Nam của GS. Dương Quảng Hàm, viết tại Hà Nội tháng 6 năm 1939, thì thơ Đường luật hay thơ cận thể là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường (618-907) bên Trung Hoa, phải tuân theo luật lệ nhất định. Thơ Đường luật và thơ Đường là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau:

Thơ Đường luật; là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Hoa. Sang Việt Nam, Thi luật được gọi là thể thơ Đường luật;

– Thơ Đường hay Đường thi là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ. Trong số đó có một số được làm theo thể thơ Đường luật, số còn lại làm theo các thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong.

Tứ tuyệt và bát cú

Theo số câu trong bài, thơ Đường luật chia ra làm hai lối: Tứ tuyệt và Bát cú

– Tứ tuyệt: 4 câu

– Bát cú: 8 câu

Trong hai lối ấy, lối bát cú là lối chính, mà bát cú vần bằng là phổ biến hơn cả.

Vần, cách gieo vần

Có 5 vần gieo ở cuối câu đầu và các câu chẵn, nghĩa là cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Suốt bài thơ chỉ gieo một vần (một từ) gọi là độc vận.

Lạc vận và cưỡng áp: Làm thơ phải hiệp vận cho đúng. Nếu gieo sai như CÂY đi với HOA là lạc vận (lạc: rụng). Nếu vẫn gieo gượng thì gọi là cưỡng áp. Hai cách này đều không được cả.

Đối

Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú, trừ hai câu đầu, hai câu cuối, còn bốn câu giữa cứ hai câu đối nhau: 3 với 4; 5 với 6.

Luật

Là cách sắp xếp tiếng bằng và tiếng trắc trong các câu của bài thơ. Luật nhất định buộc người làm thơ phải theo đúng mà đặt. Luật được chia ra Luật bằng và Luật trắc. Sau đây là Bảng luật:

Kí hiệu:

B = âm bằng

T = âm trắc

v  = vần

Đọc văn bản Thu Hứng Ngữ văn 10

Thu Hứng sử dụng những hình ảnh mang đậm nét mùa thu, dường như chính tác giả đã thu trọn hồn của mùa thu vào tác phẩm. Không gian mở ra vào buổi chiều thu trên đất Quý Châu, cảnh buồn khiến tình yêu và nỗi mong nhớ quê hương cũng dâng lên.

soạn bài thu hứng
Soạn phần đọc văn bản Thu Hứng

Câu 1: Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật).

Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ:

– Qua màu sắc: Màu trắng của sương trời, xanh thẳm của lòng sông, màu bạc của mây. Những gam màu gợi cảm giác lạnh lẽo.

– Qua không khí: Không khí u ám, heo hút, u buồn, ảm đạm và thê lương. Không khí núi non rộng lớn, lòng sông sâu thăm thẳm, mây mù tận núi xa.

– Qua trạng thái vận động của sự vật: Sự vật được vận động theo trạng thái mạnh mẽ, như nên không gian lại, khiến trời đất đảo lộn.

Từ đó, ta nhận ra mùa thu trong bài thơ buồn và ảm đạm, được nhìn từ xa, rộng vào bao quát, gợi nỗi sầu buồn, u ẩn.

Câu 2: Hãy nhận diện phép đối trong cả nguyên tắc và bản dịch nghĩa trong các cặp câu thơ 3 – 4 và 5 – 6.

Phép đối trong cặp câu thơ 3-4: sóng – vọt lên tận trời (thắp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp), qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều:

– Chiều cao: sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất.

– Chiều sâu: sâu thẳm.

– Chiều xa: cửa ải.

– Cặp câu thơ 5 – 6: Đối tùng cúc >< Cô chu; lưỡng khai >< nhất hệ; tha nhật lệ >< cố viên tâm. Đối khóm cúc và con thuyền; “hai lần” với “lẻ loi”; “rơi nước mắt” và “nhớ về vườn cũ”.

Câu 3: Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí gì?

Âm thanh tiếng chày đập vải, tiếng dao thước để may áo rét gửi kẻ tha hương làm chạnh lòng tác giả, khơi lên nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của ông. Âm thanh ấy gợi không khí buồn thương, nỗi nhớ quê hương của tác giả.

Trả lời câu hỏi sau khi đọc tác phẩm Thu Hứng

Bài thơ Thu Hứng được xây dựng với kết cấu chặt chẽ và bám sát chủ đề. Trong bài thơ có thể hiện rõ 2 yếu tố là “tình” và “thu”. Tác giả vừa tả cảnh, vừa đậm tình, mối quan hệ không gian, thời gian có sự liên kết chặt chẽ.

thu hứng soạn bài
Soạn Thu Hứng sau khi đọc

Câu 1: Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật (bố cục, cách gieo vần, luật bằng – trắc, phép đối) được thể hiện trong bài thơ Thu Hứng.

Bố cục có thể chia thành 4 phần: đề – thực – luận – kết.

– Cách gieo vần: vần bằng ở câu 1-2-4-6-8: lâm – sâm – âm – tâm – châm.

– Luật bằng – trắc: tiếng thứ 2 thanh bằng thì tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo ngược lại:

Câu 1: T T B B T T B (v)

Câu 2: B B T T T B B (v)

Câu 3: B B T T B B T

Câu 4: T T B B T T B (v)

Câu 5: T T B B B T T

Câu 6: B B T T T B B (v)

Câu 7: B B T T B B T

Câu 8: T T B B T T B (v)

Câu 2: “Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.

* So sánh bản dịch 1 với nguyên văn:

Câu thơ đầu, từ “điêu thương”: đây là một tính từ đã được động từ hoá nhằm gợi sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong. Nhưng trong bản dịch thơ thì hình ảnh này lại nhẹ nhàng hơn.

– Câu 2: bản dịch không dịch hai địa danh Vu sơn và Vu giáp. Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu loà” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.

– Câu 3: từ “thẳm” làm cho âm hưởng thơ bị trầm xuống so với nguyên tác.

– Câu 5: bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai” chỉ số lần, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.

– Câu 6: bản dịch bỏ sót chữ “cô” chỉ sự lẻ loi, đơn độc, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong bản phiên âm (lưu ý: ở đây (trong sách giáo khoa không có bản nguyên tác viết bằng chữ Trung Quốc; không có đọc âm Trung Quốc)

* So sánh bản dịch 2 với nguyên văn (bản phiên âm):

– Câu thơ đầu của bản dịch 2 cũng giống bản dịch 1 đều chưa làm rõ ý sự tác động của sương giá, đã tàn phá dữ dội rừng phong và rừng cây phong là đối tượng chịu tác động.

– Câu 2: Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu dày” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.

Câu 3. Những hình ảnh và từ ngữ nào được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu của bài thơ? Khung cảnh mùa thu này có thể gợi cho bạn những ấn tượng gì?

Những hình ảnh và từ ngữ được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu:

– “Rừng phong lác đác, hạt móc sa”: gợi vẻ xơ xác, tiêu điều.

– “Vu sơn, Vu giáp”: hẻm Vu hiểm trở, hùng vĩ dựng đứng nên ánh mặt trời khó lọt xuống lòng sông.

– “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm.

– Hình ảnh đối lập: sóng vọt lên tận lưng trời – mây sa sầm xuống mặt đất: chuyển động từ trên cao xuống thấp.

Từ đó, gợi ra bức tranh thu rộng lớn nhưng xơ xác, tiêu điều.

Đồng thời bộc lộ tâm trạng bất an, u ẩn của nhà thơ trước hiện thực tiêu điều.

Câu 4: Nhận diện nhân vật trữ tình được thể hiện qua các từ ngữ và hình ảnh trong hai câu thơ 5-6.

Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng:

– Hoa cúc: hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu.

– Khóm cúc đã hai lần nở hoa: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.

– “Cô phàm”: (cánh buồm, con thuyền lẻ loi) là phương tiện đưa các tác giả trở về “cố viên”, đồng thời gợi thân phận lẻ loi, cô đơn, trôi nổi của tác giả.

Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, hàm súc, cô đọng:

– “Lưỡng khai”: Nỗi buồn trải dài từ quá khứ đến hiện tại.

– “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình quê nhà của tác giả.

– “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương luôn khiến lòng nhà thơ nhói lại vì nỗi nhớ quê.

Câu 5: Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu kết có ý nghĩa trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình: Hai câu thơ cuối âm thanh dồn dập của tiếng chảy đập vài bên sông lúc hoàng hôn đã mang đến cho bức tranh sinh hoạt nơi đây một chút niềm vui về sự sống. Nhưng niềm vui ấy càng làm thi sĩ nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Qua khung cảnh được miêu tả, thể hiện cảm xúc sâu nặng của tác giả (nhân vật trữ tình) đối với quê hương, xứ sở.

Câu 6: Thu Hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Phải chăng tác phẩm chỉ thể hiện nỗi niềm thân phận cá nhân của nhà thơ?

Bài thơ Thu Hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Bài thơ được viết, khi ông đang đưa cả gia đình đi chạy loạn. Nhưng, bài thơ không chỉ thể hiện nỗi niềm, thân phận cá nhân của riêng nhà thơ. Bài thơ là tiếng lòng, là lời nói đầy tha thiết về nỗi buồn tủi của những con người xa quê, nhớ quê hương sâu sắc. Cho nên, tính khái quát của bài thơ khá cao: từ một cõi lòng, tác giả nâng lên thành số phận con người.

Câu 7: Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu. Bạn nghĩ gì về ý kiến này?

Nhìn chung toàn bài thơ, lấy cái tứ của mùa thu. Đọc bài thơ “Thu hứng” ở đó ta không những bắt gặp bức tranh về mùa thu hiu hắt mà còn cảm nhận được bức tranh về tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li. Ở đó có những nỗi lo âu cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận mình.

Có thể thấy được vốn dĩ là nhà thơ giàu cảm xúc, Đỗ Phủ dường như đã đặt hết mọi nỗi niềm của mình vào cây bút. Đứng trước cảnh mùa thu ảm đạm và đượm buồn, thế rồi cảnh vật thiên nhiên hiện lên trong con mắt của vị thi thánh cũng thật u sầu và sâu thẳm:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm 

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm 

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Qua mấy câu thơ thôi, chỉ một vài nét bút gợi tả khiến cho người đọc có thể cảm nhận thấy được một bức tranh hiu hắt về cảnh sắc mùa thu. Cảnh sắc mùa thu như được hiện ra trước mắt người đọc và ta nhận thấy được ở đó một hiện tượng đều mang dáng vẻ của mùa thu, buồn và gợi nhắc. Đó là cảnh của rừng phong hiu hắt, sóng rợn lòng sông thẳm, hay đó còn là hình ảnh mây đùn cửa ải xa. Thông qua đây ta nhận thấy được tất cả đều được nhìn dưới con mắt u buồn của nhà thơ. Cái nhìn ấy rất xa xăm, rộng lớn. Hình ảnh dòng sông sâu như nỗi lòng sâu thẳm trong ông. Mỗi một cảnh vật đều được gắn với một tính từ dường như đã lột tả được mang đậm chất sầu và buồn.

Soạn văn 10 Thu hứng – Kết nối đọc viết

Tâm hồn thi sĩ trong bài thơ nhạy cảm, rung động trước cảnh sắc mùa thu, luôn nhớ nhung về quê hương. Bài thơ thể hiện rõ nét tâm hồn trữ tình của Đỗ Phủ, khẳng định mùa thu với ông chính là mùa của nỗi nhớ không nguôi, của nỗi buồn sâu lắng.

1/ Tác giả

– Các nhà thơ Trung Quốc thời Đường, hầu hết đều có liên quan tới con đường khoa cử công danh, gắn với nhà nước phong kiến. (các tác giả nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy, Vương Bột…).

– Basho, nhà thơ haiku nổi tiếng của Nhật Bản, là một vị Thiền sư. Sự khác nhau về xuất thân của tác giả ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác thơ ca.

2/ Niêm luật

– Thơ Đường:

Điều căn bản của luật thơ Đường là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ý, nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,… của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,… của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thế thì rất khó, vì vậy người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật). Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật thì được gọi là “những câu niệm với nhau “Nguyên tắc niệm trong một bài thơ Đường (thất ngôn bát cú) như sau:

câu 1 niệm với câu 8

câu 2 niệm với câu 3

câu 4 niệm với câu 5

câu 6 niệm với câu 7

– Luật niêm trong thơ haiku

Trong thơ haiku cổ điển buộc phải có quý ngữ, nghĩa là từ miêu tả một mùa nào đó trong năm. Có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hình ảnh, hoạt động hay những cái gì đó mà mang đặc trưng của một mùa trong năm. Một bài haiku thường chỉ “gợi” chứ không “ta”, và kết thúc thường không có gì rõ ràng, vậy nên hình ảnh và cảm nhận sau khi đọc thơ hoàn toàn phụ thuộc người đọc.

Thơ haiku là thể thơ vào loại ngắn nhất thế giới, chỉ có 17 âm tiết (một số bài nhiều hơn một chút), ngắt nhịp thành 3 đoạn, theo thứ tự thường là: 5 âm – 7 âm – 5 âm. Trong nguyên bản tiếng Nhật, 17 âm tiết đó thường được viết thành một hàng, khi phiên âm La-tinh, thì được ngắt ra làm 3. Tiếng Nhật lại đa âm tiết, nên 17 âm tiết ấy thực ra chỉ có mấy từ.

3/ Ngôn ngữ

– Trong thơ Đường:

Ngôn ngữ khái quát: ngôn ngữ tinh luyện và chính xác, cô đọng và hàm súc.

– Trong thơ haiku

Không dùng nhiều tính từ và trạng từ trong thơ. Haiku không bao giờ nói đủ tất cả, nó chỉ gợi chứ không tả. Mỗi bài thơ haiku tuỳ theo kinh nghiệm của từng người mà có cảnh, tình, ý khác nhau và nó chấp nhận tất cả, miễn là có lí. Cái mơ hồ, đa nghĩa ấy không phải là nhược điểm, mà là đặc điểm, hơn nữa là ưu điểm của haiku.

(Lưu ý: về nội dung và nghệ thuật, các em tìm hiểu cụ thể ở từng bài thơ. Tại Thepoetmagazine.org có phần hướng dẫn đọc hiểu cho thơ Haiku có thể tham hảo)

Kết luận

Soạn bài Thu Hứng, học sinh thấy được minh chứng rõ nét về cấu trúc thơ Đường luật quy định chặt chẽ. Tuy nhiên, cái hay của nhà thơ Đỗ Phủ là không khiến tác phẩm trở nên cứng nhắc, mà dạt dào cảm xúc trước cảnh thiên nhiên và nỗi nhớ của tác giả.

Vần thơ ông chọn có sức lay động lớn, nói lên tài năng sáng tác và khẳng định đây là tác phẩm tiêu biểu của mùa thu trong văn thơ Trung Quốc.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *