Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Thepoetmagazine hướng dẫn chi tiết cách soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu. Thông qua nội dung được chia sẻ, quá trình học tập trên lớp dễ dàng hơn đồng thời học sinh có thêm kiến thức hữu ích.

Table of Contents

Trước khi đọc

Tầng ozone không phải khái niệm xa lạ với con người, nhất là khi vấn đề Trái Đất nóng lên trở nên nhức nhối. Hướng dẫn soạn Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Ngữ văn lớp 10 tập 2)sẽ giúp bạn hình thành tư duy để hiểu rõ hơn thuật ngữ này.

1. Bạn có hay theo dõi tin tức không? Bạn thường theo dõi tin tức trên những kênh truyền thông nào và quan tâm đến những gì khi tiếp nhận tin tức?

Em thường xuyên theo dõi tin tức, theo dõi thông qua nhiều kênh trong và cả ngoài nước, trong đó em thích Discovery nhất. Em quan tâm rất nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề lỗ thủng tầng ozone. Mỗi năm vào mùa đông ở Nam Cực, lỗ thủng tầng ozone ở đây sẽ lại xuất hiện do nhiệt độ giảm mạnh cho phép những đám mây trên cao kết lại phía trên Nam Cực. Hoá chất độc hại, bao gồm clo và brom, đến từ chất làm lạnh và các nguồn công nghiệp khác, kích hoạt phản ứng phá huỷ tầng ozone và làm mỏng nó đi trông thấy. Đó là hai điều thật sự lo ngại.

2. Bạn biết gì về tầng ozone và đã bao giờ nghe về việc tầng ozone bị thủng?

Tầng ozone trở thành cái từ không chỉ xuất hiện trong giới khoa học, giảng đường. Không chỉ học sinh, sinh viên nghe và được giảng giải, mà đến khi chị bán hàng rong cũng được nghe. Vấn đề là cách hiểu và lo lắng của mỗi người có khác nhau.

Lỗ thủng tầng ozone ở Bắc Cực được theo dõi từ không gian và mặt đất trong vài ngày qua, đã đạt đến kích thước kỷ lục, nhưng dự kiến sẽ không gây nguy hiểm cho con người trừ khi nó di chuyển xa hơn về phía nam.

Nếu nó di chuyển xa hơn về phía nam trên các khu vực đông dân cư, như phía nam Greenland, mọi người sẽ có nguy cơ bị cháy nắng. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện tại, lỗ thủng dự kiến sẽ biến mất hoàn toàn trong một vài tuần.

Theo các nhà khoa học, nhiệt độ thấp ở các vùng Bắc Cực cộng với sự hiện diện của các hoá chất phá huỷ tầng ozone như clo và brom trong khí quyển – từ các hoạt động của con người – đã gây ra thủng tầng ozone. “Lỗ thủng tầng ozone về cơ bản là một sự tò mò về địa vật lý” – tờ The Guardian dẫn lời ông Vincent-Henri Peuch, Giám đốc Dịch vụ Giám sát khí quyển Copernicus, thuộc Trung tâm Dự báo thời tiết trung hạn châu Âu, nói: “Chúng tôi đã theo dõi các điều kiện động lực học bất thường thúc đẩy quá trình suy giảm các hoá chất của tầng ozone. Những động lực học đó khiến nhiệt độ thấp hơn ở Bắc Cực, kích hoạt sự hình thành của các đám mây tầng bình lưu và phá huỷ tầng ozone” – ông Peuch cho biết.

Lỗ thủng này không liên quan đến việc giảm đáng kể ô nhiễm không khí và lượng khí thải nhà kính do các biện pháp phong tỏa để ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19. Vẫn còn quá sớm để nói liệu các hiện tượng ở Bắc Cực có liên quan đến khủng hoảng khí hậu hay là một phần của biến đổi thời tiết bình thường ở tầng bình lưu.

Ông Peuch cho biết không có lý do liên quan trực tiếp đến khủng hoảng khí hậu. Nhiệt độ trong khu vực đã tăng lên, làm chậm mức giảm ozone và lỗ thủng sẽ bắt đầu biến mất khi không khí cực trộn lẫn với không khí giàu ozone ở các vĩ độ thấp hơn. Mức giảm ozone lớn nhất lần cuối cùng là vào mùa xuân năm 2011, nhưng ở Nam Cực. Mặc dù thủng tầng ozone ở Bắc Cực là hiện tượng hiếm gặp, nhưng lỗ thủng lớn hơn nhiều trong tầng ozone ở Nam Cực là nguyên nhân chính gây lo ngại trong hơn 4 thập kỷ qua. Việc thải các hóa chất làm suy giảm tầng ozone đã giảm đáng kể theo Nghị định thư Montreal năm 1987, nhưng một số nguồn dường như vẫn hoạt động – năm 2018 phát thải trái phép đã được phát hiện ở phía Đông Trung Quốc.

Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực thu nhỏ nhất trong 35 năm, cho thấy sự thành công của những nỗ lực cắt giảm phát thải các chất ô nhiễm có hại. Nếu tầng ozone bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái Đất, gây ung thư da ở người, làm chết sinh vật do mất dần khả năng miễn dịch. Bởi vậy, các nước trên thế giới đều rất lo sợ trước hiện tượng thủng tầng ozone.

Đọc văn bản

Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu Kết nối tri thức phần Đọc văn bản mang tới góc nhìn đầy đủ về ozone và tình trạng. Những thành quả đáng tự hào của con người trong việc “vá” lỗ thủng tầng ozone là cả quá trình nỗ lực ngày đêm không nghỉ.

1. Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản có gì đáng chú ý?

Nhan đề và những thông tin này có tác dụng làm nổi bật và nhấn mạnh về việc phục hồi, bảo vệ tầng ozone.

soạn bài phục hồi tầng ozone thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
Ngay nhan đề và sapo đã hiểu vấn đề được đề cập trong bài về tầng ozone

2. Theo dõi thông tin về tầng ozone và vai trò của nó.

Thông tin về tầng ozone cùng vai trò em xác định được khi soạn văn Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu:

  • Tầng ozone nằm ở độ cao khoảng 15 – 40km so với bề mặt Trái Đất, thuộc tầng bình lưu.
  • Chức năng của tầng ozone là che chắn tia UV, bảo vệ cuộc sống của con người, của hệ sinh thái động thực vật trên Trái Đất.

Tầng ozone có vai trò rất quan trọng như một lớp “kem chống nắng” che chắn cho hành tinh khỏi tia cực tím.

3. Chú ý thông tin về hợp chất CFC.

CFC là hợp chất nhân tạo Chlorofluorocarbon, được xem là hoá chất hoàn hảo, vừa rẻ tiền, có nhiều công dụng vừa không tham gia phản ứng hoá học.

4. Hai nhà khoa học Mô-li-nơ và Rao-lên đã phát hiện sự thật gì về chất CFC?

Theo thông tin em thấy được khi soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu chi tiết, sự thật về chất CFC là các phân tử khi CFC bị phân huỷ dưới tia UV khi ở tầng khí quyển và mỗi nguyên tử Cl tự do sẽ “cướp lấy” một nguyên tử O, khiến O3 (khí ozone) trở thành O2.

5. Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải như thế nào?

Cách diễn giải rõ ràng giải thích về quá trình phân tách các phân tử Cl của chất ClO và các phân tử Cl tự do đó sẽ làm tổn hại tầng ozone.

soạn phục hồi tầng ozone thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
Chất CFC khiến lỗ thủng ozone ngày càng lớn và tầng ozone mỏng đi

6. Liên hợp quốc đã có những nỗ lực gì nhằm xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone?

Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu lớp 10 giúp em thấy rằng, Liên hợp quốc thực sự đã có những cố gắng đáng ghi nhận.

Họ bàn kế hoạch loại bỏ chất CFC – chất gây tổn hại tầng ozone và nhóm của An-đơ-sơ đã vạch ra hàng trăm giải pháp theo một hệ thống nhất định, loại bỏ chất CFC từ nhiều lĩnh vực công nghiệp.

7. Những nhân tố nào làm nên thành công của nỗ lực hồi phục tầng ozone?

  • Nghị định tư Mông-tơ-rê-an có hiệu lực từ năm 1989 và đến tận năm 2008 là hiệp định môi trường đầu tiên và duy nhất của Liên hợp quốc được mọi quốc gia trên thế giới phê chuẩn.
  • Nhờ sự tẩy chay của người tiêu dùng, sự quyết liệt của giới chính trị và nguồn đầu tư vào công nghệ mới để tìm giải pháp thay thế, phần lớn thế giới đã nhanh chóng ngừng sản xuất CFC trong thập niên 1990.

=> Những cá nhân cụ thể đã “kích hoạt” quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại, nhưng cần nhớ rằng, chính công chúng, sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu mới là năng lượng bền bỉ của cuộc chiến.

Soạn Phục hồi tầng Ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu chi tiết – Sau khi đọc

Các câu hỏi soạn Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu ngắn nhất Sau khi đọc có tác dụng khai thác, mở rộng. Mỗi một giải đáp đều mang học sinh đến gần hơn với tri thức, xây dựng nên ý thức bảo vệ môi trường.

1. Thông tin chính của văn bản là gì? Đó là thông tin khoa học hay thông tin thời sự chính trị? Vì sao?

Thông tin này là thông tin khoa học. Vì nó thuyết minh, giải thích, phân tích, đưa giải pháp rõ một vấn đề khoa học liên quan đến sự tồn vong của Trái Đất và sự sống của nhân loại.

soạn văn phục hồi tầng ozone thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
Vấn đề khoa học trong bài đề cập đến sự tồn vong to lớn

2. Hãy nhận xét về cách đặt nhan đề và cách triển khai nội dung của văn bản.

Từ quá trình soạn văn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu, em nhận thấy nhan đề của văn bản ngắn gọn, hàm súc nói thẳng vào đối tượng.

Về cách triển khai nội dung, tác giả đặt vấn đề, triển khai nội dung theo một hệ thống, trình tự thống nhất. Nội dung văn bản đã được triển khai một cách mạch lạc, logic và dễ hiểu.

3. Theo bạn, ngôn ngữ của văn bản này đã đáp ứng được những yêu cầu nào của một bản tin? Bạn có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ”, và nỗ lực phục hồi tầng ozone là “cuộc chiến”.

Ngôn ngữ của văn bản đã đáp ứng được tính đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng của một bản tin: tính thông tin, tính hàm súc.

Em đồng tình với sự ví von của tác giả, sự vay mượn ngôn ngữ này vô cùng hợp lý.

Việc phục hồi tầng ozone là quá trình lâu dài và có sự khó khăn, cần có sự góp sức của các nhà nghiên cứu khoa học tìm kiếm và đưa ra các giải pháp giúp phục hồi tầng ozone.

soạn bài phục hồi tầng ozone thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu kết nối tri thức
Các nhà khoa học là “tuyến phòng thủ” để tham gia “cuộc chiến” về tầng ozone

4. Hãy đánh giá tính hiệu quả của việc đưa phương tiện phi ngôn ngữ vào văn bản.

Giao tiếp phi ngôn ngữ là cách gửi và nhận thông điệp từ những hành động được thể hiện ra bên ngoài khi giao tiếp. Nó có tất cả các thao tác của từng bộ phận trên cơ thể như: biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ, giọng điệu, khoảng cách,…

Trong xã hội hiện đại ngày nay, giao tiếp phi ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn. Nó giúp mỗi cá nhân trở nên tinh tế hơn, tự ý thức, điều khiển ngôn ngữ cơ thể và biết tự kiềm chế cảm xúc. Đồng thời còn giúp chúng ta hiểu rõ đối tác đang tiếp cận để đưa ra kịp thời các định hướng đúng đắn.

Việc đưa kí hiệu phi ngôn ngữ vào trong văn bản này, có tính hiệu quả cao, làm tăng tính trực quan cho thông tin, người đọc dễ dàng hình dung hơn về thông tin và các số liệu được đưa ra. (Phương pháp này cũng hỗ trợ rất tốt cho học sinh khi soạn Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu lớp 10).

5. Nêu quan điểm chính của tác giả bài viết. Hãy bàn luận về quan điểm này.

Quan điểm chính của tác giả bài viết là nỗ lực phục hồi tầng ozone là sự thành công của nỗ lực toàn cầu, chung tay góp sức bảo vệ Trái Đất.

Theo tác giả, lỗ thủng tầng ozone là một vấn đề nghiêm trọng và cần với nỗ lực của toàn nhân loại.

Quá trình phục hồi tầng ozone cũng là một trong số những thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu và chỉ trong một thời gian không dài, tầng ozone đã cơ bản được phục hồi, cuộc sống của con người an toàn hơn.

Các nhà khoa học – những “thám tử” đã ngày đêm nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thủng tầng ozone và từ đó đề ra các giải pháp trực quan nhằm “vá” lại lỗ thủng đó. Vậy nên, quan điểm của tác giả là đúng đắn.

6. Hãy tìm hiểu một số vấn đề trên thế giới hiện nay cần đến những nỗ lực toàn cầu và chỉ ra những lí do dẫn đến sự thành công hay chưa thành công trong việc giải quyết những vấn đề ấy.

Quá trình đọc hiểu và soạn văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu giúp em nhận ra rằng, Trái Đất và sự sống đang tồn tại nhiều vấn đề.

Cùng với mức sống của con người hiện đại và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển mạnh, lượng rác thải ra môi trường ngày càng nhiều với các thành phần phức tạp và đa dạng. Mối nguy hại từ rác thải công nghiệp là một vấn đề nóng bỏng ở Việt Nam.

Độ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau. Có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hoá phân huỷ chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xi, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác.

Những chất thải có chứa những hóa chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axit hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng.

soạn phục hồi tầng ozone thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu ngắn nhất
Khí thải công nghiệp là nguyên nhân lớn nhất phá huỷ tầng ozone

7. Từ văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (lê My) và Sự sống và cái chết (Trịnh Xuân Thuận), bạn suy nghĩ gì về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất?

Đọc hiểu Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu cùng Sự sống và cái chết có thể nhận ra: Toàn cầu đang đứng trước nguy cơ suy thoái về môi trường, đáng báo động là ô nhiễm khí, nguồn nước bị ô nhiễm, đất đai sa mạc hoá, chất thải phát thải ngày càng nhiều, các loài ngày càng khan hiếm, rừng bị xâm lấn nặng nề. Những nguyên nhân trên đã dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái trên Trái Đất, gây ra những biến đổi lớn về khí hậu toàn cầu theo hướng tiêu cực. Nhân hướng đến ngày môi trường thế giới, bài “Khủng hoảng về môi trường và những hậu quả” này nhằm tổng kết các vấn đề môi trường đáng quan tâm.

Ô nhiễm không khí: Là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với một số bệnh liên quan đến ô nhiễm và tình trạng sức khỏe bao gồm nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổ. Ô nhiễm không khí gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính và tầng ozone bị phá huỷ, Khi khí quyển bị ô nhiễm dẫn đến làm biến đổi chu trình của nó gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu, nóng lên của Trái Đất di vật đất đai bị hoang mạc. Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, chất thải trên thế giới và ở Việt Nam đang gia tăng về số lượng, khối lượng, chủng loại và mức độ độc hại. Mối đe dọa do quản lý chất thải kém đặc biệt thể hiện rõ ở các quốc gia có thu nhập thấp. Đặc biệt, ở những đô thị đang là một thách thức lớn không kém gì tình trạng biến đổi khí hậu, và chi phí xử lý rác thải sẽ là gánh nặng đối với các quốc gia nghèo khó.

Khi có quá nhiều loài sinh vật biến mất, các chức năng của hệ sinh thái sẽ bị mất hoặc giảm đáng kể mà các chức năng này đảm bảo sự sống của con người. Điều này có nghĩa là với sự tuyệt chủng của một số loài nói riêng, có thể kích hoạt sự tuyệt chủng của nhiều loài khác, bao gồm cả con người. Sự tuyệt chủng của một số loài làm mất các nguồn gen, nguồn dược liệu quý hiếm, vì nhiều chất dược lý chỉ có nguồn gốc tự nhiên ở cả động vật và thực vật. Mặt khác, sự mất cân bằng sinh thái khi một số loài bị tiêu diệt có thể gây ra sự xuất hiện của sâu bệnh. Đất, nước và không khí cũng phụ thuộc vào sự đa dạng sinh học của hành tinh, thảm thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tất cả chúng, nó sử dụng CO2 trong số những thứ khác để sản xuất thực phẩm của mình. Khi thảm thực vật bị phá huỷ, lượng CO2 trong khí quyển sẽ tăng lên, góp phần thay đổi khí hậu và tăng nhiệt độ.

8. Theo bạn, thế nào là một bản tin có giá trị?

Bản tin có giá trị là bản tin phải trả lời được những câu hỏi cơ bản về một vấn đề, một sự kiện nào đó mà tác giả muốn thông tin; các thông tin được nêu trong bản tin có sự mạch lạc, chính xác và có tính khách quan, dùng ngôn ngữ đại chúng.

Cũng giống như sản phẩm công nghệ có nhiều hình thức và giá trị khác nhau, các bài báo khoa học cũng xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau và giá trị cũng không đồng nhất. Đối với người ngoài khoa học và công chúng nói chúng, phân biệt được nhiều bài báo này không phải là một chuyện dễ dàng chút nào.

Kết nối đọc – viết

Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu.

Ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon hay còn gọi là ô nhiễm trắng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có lượng rác thải nhựa và túi nilon ngày càng gia tăng và khó kiểm soát. Vì vậy, việc kiểm soát rác thải nhựa và túi nilon đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách hiện nay. Để giảm thiểu ô nhiễm trắng cần nhiều giải pháp đồng bộ, lâu dài và thay đổi thói quen của cộng đồng. Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã quan tâm giải quyết vấn đề này. Cộng đồng doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm xã hội, cùng chung tay chống rác thải nhựa, tích cực tham gia phân loại, thu hồi, tái chế, tái sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa sử dụng một lần; các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng, khu du lịch, dịch vụ, khách sạn,… không sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa sử dụng một lần; khuyến khích người mua sắn tự mang bao bì, túi đựng sử dụng nhiều lần, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

Kết luận

Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu trở nên vô cùng dễ dàng với hướng dẫn chi tiết. Nếu cần tham khảo thêm nhiều bài soạn chất lượng khác, bạn hãy truy cập website https://www.thepoetmagazine.org/.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *