Soạn bài Những ngôi sao xa xôi – Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi (Ngữ văn 8) là cách giúp học sinh chủ động tìm hiểu thông tin tác phẩm trước khi đến lớp. Nội dung bài soạn gồm những câu trả lời theo sách giáo khoa đã được tổng hợp chi tiết. Bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho tiết học sắp tới.

Soạn Những ngôi sao xa xôi phần Sau khi đọc

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Kết nối tri thức phần Sau khi đọc giúp bạn tổng hợp lại những nội dung kiến thức có trong tác phẩm. Qua đó cảm nhận sâu sắc hơn về hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mỹ.

soạn bài những ngôi sao xa xôi
Tác phẩm thể hiện lòng dũng cảm của những cô gái thanh niên xung phong

Câu 1: Câu chuyện được kể bằng lời của ai? Thuộc ngôi thứ mấy? Ngôi kể đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?

– Câu chuyện được kể bằng lời kể của nhân vật Phương Định (nhân vật chính của truyện).

– Truyện kể theo ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi” (nhân vật Phương Định).

– Tác dụng:

Tạo một điểm nhìn phù hợp, dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh.

Khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật một cách chân thực giàu sức thuyết phục.

Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh.

Câu 2: Câu chuyện diễn ra trong không gian, thời gian nào?

– Không gian: Ba cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ.

– Thời gian: trong những năm chống Mỹ cứu nước diễn ra cam go, khốc liệt (tác phẩm được sáng tác năm 1971).

soạn những ngôi sao xa xôi
Giải đáp câu hỏi có trong SGK

Câu 3: Tóm tắt những sự kiện chính trong đoạn trích.

Đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi cho ta biết đoạn trích kể về cuộc sống và chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong Phương Định, Nho và chị Thảo cả 3 đều thuộc tổ trinh sát mặt đường. Nơi sinh sống của họ là một cái hang trên cao điểm nằm ngay giữa vùng trọng điểm của chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mỹ.

– Công việc hàng ngày của ba nữ trinh sát là: quan sát địch ném bom, san lấp hố bom do dịch gây ra, tìm kiếm những quả bom chưa nổ và thực hiện công việc phá bom vô cùng nguy hiểm; có lúc bị bom vùi, có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh.

– Cuộc sống của ba cô gái dù khắc nghiệt, nguy hiểm nhưng ở họ vẫn có những niềm vui, hồn nhiên của tuổi trẻ: Nho thích thêu gối, chị Thao thích chép bài hát vào quyền số sẽ trở thành cầu thủ bóng chuyền; còn chị Thảo muốn làm y sĩ; Phương Định thích hát, ước muốn cũng nhiều.

– Một lần, chị Thao và Nho đi trinh sát trên cao điểm chưa về, một mình Phương Định trực điện thoại trong hang, cô lo lắng, sốt ruột cho những người đồng đội của mình: “Tôi chạy ra ngoài một tí. Không gì ngoài khói bom”.

– Trong một lần Phương Định cùng đồng đội phá bom quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất; Phương Định lấy hết can đảm dùng xẻng đào đất dưới quả bom và cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi, sau đó hồi hộp căng thẳng chờ bom nổ. Công việc này quen rồi “Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. Trong lần phá bom này, Nho bị thương, Phương Định và chị Thao đã hết lòng lo lắng, chăm sóc.

– Một cơn mưa đã vụt đến và vụt đi đã gợi trong lòng Phương Định bao hoài niệm về mẹ, về thành phố Hà Nội lung linh ảnh đèn điện và khơi dậy trong có nhiều khát khao của tuổi trẻ.

Câu 4: Nhân vật chính trong truyện là những ai? Trình bày cảm nhận của em về nét chung khiến họ gắn bó với nhau như một gia đình và những nét riêng ở mỗi người.

Theo nội dung bài soạn văn 8 Những ngôi sao xa xôi, nhân vật chính trong truyện là Phương Định, Nho, Thao.

Nét chung của Phương Định, Nho, Thao khiển họ gắn bó với nhau như trong một gia đình là:

– Họ là những cô gái còn rất trẻ, tuổi đời mười tám đôi mươi. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ rời xa gia đình, xa mái trường, tình nguyện vào nơi mà sự mất chi diễn ra trong gang tấc. Họ hi sinh tuổi thanh xuân và không tiếc máu xương, thực hiện l tưởng cao đẹp: “Xé dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai “.

– Qua thực tế chiến đấu, cả ba cô gái đều có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hi sinh.

– Ở họ còn có tính đồng đội gắn bó keo sơn, thân thiết: hiểu được tính tình, sở thích của nhau, quan tâm chăm sóc nhau rất chu đáo như chị em ruột trong một gia đình.

– Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, hiểm nguy nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời. Họ có cuộc sống nội tâm phong phủ, đáng yêu, dễ xúc cảm, nhiều mơ ước. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt.

⇒ Họ là những cô gái vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu mà cũng hồn nhiên, vô tư trong cuộc sống đời thường

Nét riêng ở mỗi người:

– Nho ít tuổi nhất trong tổ trinh sát, cô thích thêu gối, nhiều mơ ước: Nho ước mơ xong chiến tranh, sẽ xin vào một nhà máy thủy điện lớn, làm thợ hàn, sẽ trở thành cầu thủ bóng chuyền của nhà máy, và biết đâu lại sẽ được người ta tuyển vào đội bóng chuyền miền Bắc,

– Chị Thảo, tổ trưởng, ít nhiều từng trải hơn, mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Chị thích chép bài hát vào cuốn sổ nhỏ để trên đùi; ước mơ của chị thật giản dị nhưng rất đỗi cao đẹp: làm y sĩ. Rất bản lĩnh trong công việc phá bom nhưng chị lại sợ máu và vật; áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu, chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tâm.

– Phương Định: Phương Định là con gái Hà Nội và chiến trường đã ba năm, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng. Cô thích hát, thích nhiều bài hát như: những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận; thích dân ca quan họ mềm mại, dịu chất nhưng Phương Định rất lãng mạn, cô hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ mái tóc còn xanh…” đó là dân ca Y trữ tỉnh….. Giữa chiến trường khốc liệt gần kề với cái chết nhưng Phương Định rất lãng mạn, cô hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ. Ở đoạn cuối truyện, sau khi trận mưa đá tạnh là cả một dòng thác kỉ niệm về gia đình, về thành phố trào lên và xoáy mạnh như sóng trong tâm trí cô gái. Có thể nói đây là những nét riêng của các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất nữ tính và đáng yêu.

⇒ Mỗi người có một cả tỉnh riêng nhưng ở họ đều ngời sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam. Viết về ba cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã không tô vẽ, không mĩ lệ mà miêu tả hết sức cụ thể, chân thực bằng cách cả thể hóa nhân vật với những hình ảnh rất đời thường. Họ đã từ cuộc đời bước vào trang sách, trở thành những anh hùng – những ngôi sao sáng trên bầu trời Trường Sơn.

đọc hiểu những ngôi sao xa xôi
Đọc hiểu tác phẩm theo những câu hỏi có trong SGK

Câu 5: Hình ảnh “em gái tiền phong” trong bài thơ Lá đỏ và những nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi gợi cho em suy nghĩ gì về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm chiến tranh?

– Tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến Mỹ là những chàng trai, cô gái tuổi đời mười tám, đôi mươi rời ghế nhà trường, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ lên đường với tính thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu).

– Đó là những người lính tuổi đời còn rất trẻ, hồn nhiên, yêu đời, lãng mạn nhưng vô cùng kiên cường, dũng cảm, gan dạ trong chiến đấu. Họ không ngại hiểm nguy, gian khổ, luôn hướng tới mục tiêu tự do, độc lập dân tộc. Họ tiêu biểu cho thế hệ thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.”.

⇒ Chiến tranh là đau thương mất mát song chiến tranh không thể hủy diệt được vẻ đẹp tâm hồn rất tươi xanh của tuổi trẻ, của con người Việt Nam. Chính từ những nơi gian lao, khốc liệt ấy ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam. Hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ “Lá đỏ” và những nữ thanh niên xung phong trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” gợi cho em nhớ đến hình ảnh nữ thanh niên xung phong trong bài thơ “Khoảng trời hố bom” của nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ:

 

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa 

Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…

 

Đơn vị tôi hành quân qua con đường mỏn 

Gặp hổ bom nhắc chuyện người con gái 

Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đả 

Tình yêu thương bồi đắp cao lên…

 

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em

Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ

Đất nước mình nhân hậu

Có nước trời xoa dịu vết thương đau

 

Em nằm dưới đất sâu

Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng

Những vì sao ngời chói, lung linh

Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong

Đã hóa thành những làn mây trắng?

Và ban ngày khoảng trời ngập nắng

Đi qua khoảng trời em

– Vầng dương thao thức

Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực

Soi cho tôi

Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?

 

Tên con đường là tên em gửi lại

Cái chết em xanh khoảng – trời – con – gái

Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em

 

Gương mặt em, bạn bè tôi không viết

Nên mỗi người có gương mặt em riêng!

Kết luận

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi gồm tổng hợp lời giải cho các câu hỏi trong SGK. Qua đó, Trang phân tích văn học The POET giúp học sinh tham khảo và chuẩn bị thật tốt trước khi đến lớp.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *