Soạn bài Muối của rừng – Chân trời sáng tạo văn lớp 11

Soạn bài Muối của rừng nhanh chóng và chính xác bằng cách tham khảo những gợi ý trả lời chi tiết tại The POET Magazine. Chủ động tìm hiểu và làm chủ kiến thức để quá trình học tập đạt được hiệu quả mong muốn.

Table of Contents

Chuẩn bị đọc Đọc hiểu Muối của rừng

Trước khi đọc, cùng tìm hiểu sơ lược về nhan đề của tác phẩm.

Câu 1: Nhan đề của truyện ngắn gợi cho bạn những liên tưởng gì?

Rừng và biển là hai tài nguyên quý giá với hệ thống sinh vật phong phú và đa dạng. Muối là kết tinh của biển nhưng lại có trên rừng. Cách đặt nhan đề cho thấy sự huyền bí và khơi gợi tính tò mò cho người đọc.

soạn bài muối của rừng
Soạn bài Muối của rừng tác giả Nguyễn Huy Thiệp

Trải nghiệm cùng văn bản – soạn bài Muối của rừng

Quá trình đọc Muối của rừng, bạn cần trả lời những câu hỏi sau.

Câu 1: Chú ý quan sát, theo dõi hành động của gia đình khỉ từ khi ông Diểu bắn hạ khỉ bố.

Gia đình khỉ hoảng loạn, khiếp sợ khi chứng kiến cảnh ông Điểu bắn hạ khỉ Đực:

  • Khỉ đực: Cố gượng dậy, nhưng lại vật xuống, tiếng kêu buồn thảm, đau đớn.
  • Khỉ cái: Khỉ cái liều mạng đến gần nâng khỉ đực lên.
  • Khỉ con: Di chuyển một cách thận trọng đến chỗ khỉ đực.

Câu 2: Vì sao ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn?

Chứng kiến khỉ con rớt xuống vực sâu hút trong khung cảnh sương mù dâng lên cuồn cuộn và tiếng rú thê thảm khiến ông Điểu sợ hãi đến mức phải chạy trốn. “Trong ký ức của ông chưa hề có tiếng rú nào tương tự thế này”

Câu 3: Bạn đoán xem liệu ông Diểu có cứu khỉ đực không?

Trước khung cảnh bi thương của gia đình nhà khỉ và cơ thể đau đớn của khỉ đực, khả năng cao ông Diểu sẽ thương hại và cứu khỉ Đực.

Câu 4: Hành động này của ông Diểu có gây bất ngờ cho bạn không?

Hành động của ông Diểu mang đến nhiều bất ngờ. Bởi, ngay từ đầu tác phẩm, ông Diểu đã xuất hiện với hình ảnh của một người tàn phá thiên nhiên và mạnh bạo, chính ông là người kiên quyết đưa khỉ đực vào tầm ngắm. Nhưng đến cuối cùng, ông lại chính lại lưỡng lự, thương cảm và cứu vớt khỉ đực.

Câu 5: Kết truyện gợi cho bạn suy nghĩ gì về ý nghĩa của nhan đề truyện?

Hình ảnh hoa tử huyền xuất hiện trong đoạn kết truyện là một trong những chi tiết chứa đựng nhiều ý nghĩa. Loài hoa có màu trắng, vị mặn, rất hiếm khi xuất hiện. Loài hoa này được mệnh danh là hoa muối của rừng, mang điềm báo về mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc.

Nhan đề “Muối của rừng” lấy cảm hứng từ loài hoa đặc biệt này. Cuối cùng, con người vẫn luôn hướng đến những giá trị tốt đẹp, khao khát về một tương lai tươi sáng.

Suy ngẫm và phản hồi – Soạn bài Muối của rừng lớp 11 Chân trời sáng tạo

Soạn văn 11 Muối của rừng trong phần nêu suy nghĩ và phản hồi gồm 6 câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Hãy liệt kê các sự kiện chính của câu chuyện và cho biết:

  1. Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu từ ngoại hình, hành động hay nội tâm qua cái nhìn của ai, ngôi kể nào?
  2. Cách sử dụng điểm nhìn, ngôi kể như vậy tạo ưu thế gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?

Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu từ ngôi thứ 3.

Với điểm nhìn từ ngôi thứ 3, hình ảnh ông Diểu được xuất hiện đầy đủ và toàn diện hơn. Người đọc dễ dàng quan sát được từng hành động, lời nói và suy nghĩ độc thoại nội tâm  của nhân vật. Từ đó, dễ dàng đưa ra được những nhận xét, đánh giá khách quan nhất về nhân vật ông Diểu.

Câu 2: Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy điểm gì đặc biệt trong mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình khỉ? Sự thay đổi thái độ đối với bầy khỉ thể hiện nét tính cách nào của nhân vật ông Điểu?

Cách phản ứng của bầy khỉ phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên trong gia đình như của con người. Khi khỉ đực đối mặt với nguy hiểm, khỉ cái sẵn sàng đối đầu với nòng súng để bảo vệ khỉ đực đến cùng. Đàn khỉ con luôn lo lắng, theo dõi và không rời nửa bước. Tình cảm gia đình, huyết thống thiêng liêng tạo nên sức mạnh to lớn, làm thức tỉnh bản chất tốt đẹp của con người.

Ông Diểu vốn có bản chất là con người có tấm lòng lương thiện và lòng trắc ẩn, đã kịp thời thay đổi hành động cứu khỉ đực.

Câu 3: Đọc kĩ đoạn “Sự hỗn loạn của cả đàn khỉ….lừa ông sao được?”, liệt kê các câu văn trong đoạn vào bảng sau và nhận xét về sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật (làm vào vở):

Lời người kể chuyện
Lời nhân vật Đối thoại
Độc thoại

 

Lời người kể chuyện
  • “Sự hỗn loạn của đàn khỉ khiến cho ông Diểu sợ hãi run lên. Ông vừa làm điều ác…”
  • “Ông Diểu rên lên khe khẽ”
  • “Ông Diểu tức giận giương súng. Hành động hy sinh thân mình của con khỉ cái làm ông căm ghét”.
Lời nhân vật Đối thoại “Chạy đi”
Độc thoại “Đồ gian dối, mày chứng minh tấm lòng cao thượng hệt như bà trưởng giả. Sự tan rã đạo đức bắt đầu từ những tấn kịch thế này. lừa ông sao được?”

 

Nhận xét: Sự kết hợp giữa lời của người kể chuyện và lời nhân vật, hình ảnh nhân vật ông Diểu được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Diễn biến tâm lý của nhân vật được bộ lộ rõ ràng hơn trước các sự vật, hiện tượng đang diễn ra xung quanh. Đồng thời, câu chuyện diễn ra sinh động và hấp dẫn hơn.

Câu 4: Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh từ đâu và chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết nào?

Theo quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” là sự kết tinh của sự thiện lương, lòng trắc ẩn của con người.

“Muối của biển” chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh ông Diểu chứng kiến “con khỉ đực nằm dài trên vạt cỏ ướt” và cảm nhận “buồn bã tê tái đến tận đáy lòng” trong cơ thể mình. Đó là chi tiết đắt giá, đánh dấu sự thức tỉnh lương tâm trong con người.

Câu 5: Theo bạn, truyện ngắn Muối của rừng hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện hay cách kể chuyện? Vì sao?

Muối của rừng hấp dẫn bởi cách nội dung câu chuyện. Từng tình tiết câu chuyện đều được tác giả khéo léo gửi gắm những thông điệp khác nhau. Đó không chỉ là một cuộc đi săn thông thường, đó là hành không ngừng đấu tranh giữa cái thiện và ác. Trước tình cảm thiêng liêng giữa các khỉ đực, khỉ cái, khỉ con, con người kịp thời thức tỉnh lương tâm và cứu rỗi thiên nhiên. Hình ảnh ông Diểu trở về với tay trắng và trần trụi nhưng tâm hồn thanh thản và chứa chan niềm tin vào những điều tốt đẹp phía trước.

đọc hiểu muối của rừng
Con người trở về với bản chất tốt đẹp của chính mình

Câu 6: Theo bạn, cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), Chiều sương (Bùi Hiển, 1941) có những điểm tương đồng, khác biệt nào? Từ thời điểm sáng tác, bối cảnh văn hóa – xã hội của mỗi truyện, hãy lí giải sự tương đồng và khác biệt ấy?

Điểm giống như giữa các tác phẩm Muối của rừng, Chiều sương: Cả hai tác phẩm đều diễn ra trong bối cảnh con người có những tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên. Từ đó, tác giả gửi gắm đến những thông điệp về con người và cuộc sống.

Khác nhau:

Khác nhau Muối của rừng Chiều sương
Đối tượng Con người và núi rừng Con người và biển cả
Tác động Con người chủ động tấn công thiên nhiên bằng cách săn bắn Con người thụ động chịu sự tấn công mạnh mẽ từ thiên nhiên
Diễn biến Con người chứng kiến tình cảm thiêng liêng của muôn thú nhận thức được trách nhiệm của bản thân. Từ đó, con người thức tỉnh lương tâm, từ bỏ sự tấn công và trở về với bản chất tốt đẹp vốn có Thiên nhiên dữ dội quật ngã những người dân làng chài. Con người xem biển cả là nguồn sống và gắn bó sâu sắc không thể tách rời. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên được kết nối mật thiết, con người và thiên nhiên bảo vệ và đùm bọc lẫn nhau.

Kết luận

Soạn văn Muối của rừng được tổng hợp chi tiết và có chọn lọc là thông tin hữu ích bạn không nên bỏ qua. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt được kiến thức trọng tâm của tác phẩm.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *