Soạn bài Mắt sói (Đa-ni-en Pen-nắc)- Kết nối tri thức lớp 8

Soạn bài Mắt sói do www.thepoetmagazine.org cung cấp giúp học sinh không gặp khó khăn khi đọc hiểu bởi tác phẩm mang cốt truyện đa tuyến. Đây là văn bản chứa chan cảm xúc, nội dung thể hiện sự đồng cảm và gắn bó giữa con người và tự nhiên.

Table of Contents

Trước khi đọc

Nêu tên một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim có nội dung nói về sự đồng cảm, gắn bó giữa con người và thế giới tự nhiên (loài vật, cây cỏ, vũ trụ,…). Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về tác phẩm văn học hoặc bộ phim đó.

* Tác phẩm văn học có nội dung nói về sự đồng cảm, gắn bó giữa con người và thế giới tự nhiên (loài vật, cây cỏ, vũ trụ,…).

Hương rừng Cà Mau (1986) của nhà văn Sơn Nam là một tác phẩm rất hay và thú vị cho chúng ta những hiểu biết về thiên nhiên con người Cà Mau.

* Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về tác phẩm văn học đó.

Tác phẩm “Hương rừng Cà Mau” là bản tình ca tuyệt đẹp về thiên nhiên và con người nơi đây. Xuyên suốt quyển sách là những mẩu chuyện viết về cuộc sống hằng ngày của người dân đã được Sơn Nam quan sát và góp nhặt thành cả một kho tàng quý giá.

“Hương rừng Cà Mau” của nhà văn Sơn Nam là một xã hội thu nhỏ của miền Tây sông nước Nam Bộ nơi mà người đọc có thể dễ dàng hình dung được những gì ông viết qua trí tưởng tượng. “Hương rừng Cà Mau” được đánh giá là nổi bật nhất trong quá trình sáng tác của nhà văn bởi vì nó đã khơi dậy trong lòng mỗi người hào khí của một thời khai hoang, mở đất và chống Pháp. Ngoài ra, chúng ta sẽ có thật nhiều trải nghiệm thú vị khi đọc quyển sách này bởi lẽ truyện phản ánh chân thật tính cách và tâm hồn con người nơi đây, truyện ca ngợi tình cảm giữa người với người, tình cảm gia đình và lòng yêu nước lòng căm thù giặc sâu sắc bên cạnh đó truyện còn kêu gọi ý thức, trách nhiệm giữ gìn và bảo tồn môi trường thiên nhiên.

Đọc và cảm nhận “Hương Rừng Cà Mau” ta sẽ thấy đó là bức tranh đời sống của người dân Nam Bộ, mối quan hệ giữa người với người, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa được nhà văn Sơn Nam thể hiện qua các truyện ngắn tiêu biểu như: Anh hùng rơm, Bà vợ thứ 10 Họ là những người sống tình cảm, cho đi và không cần nhận lại. Qua đó, ta cũng có thể nhận thủy được con người Nam Bộ trong quá trình chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt và cũng chính điều đó làm nguyên nhân hình thành nên tính cách và lối ăn ở của con người nơi đây.

Với nhà văn Sơn Nam, thiên nhiên ở Nam Bộ không chỉ đẹp về hoa thơm, cỏ lạ một cách nhẹ nhàng mà lại còn giống con gái bí hiểm, thông minh và sắc sáo. Đọc “Hương Rừng Cà Mau” chúng ta sẽ thấy rằng con người và thiên nhiên luôn phát triển song song cùng nhau, điều đó cũng tương tự như việc người dân Nam Bộ một mặt phải chiến đấu chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt, mặt khác lại phải ra sức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính cuộc sống của mình.

Đọc văn bản

Soạn văn bài Mắt sói (Ngữ văn lớp 8 tập 2) phần Đọc văn bản giúp bạn có cái nhìn về câu chuyện chính trong tác phẩm là bé Phi Châu và sói. Những câu hỏi đặt ra khai thác về cuộc đời của con sói và con người trong đôi mắt của nhau.

Câu 1: Hình dung cảm nhận của cậu bé Phi Châu về mắt sói.

  • Một con mắt màu vàng, tròn xoe, chính giữa có một con người màu đen. Một con mắt không chớp bao giờ. Hệt như cậu bé đang nhìn một ngọn đèn trong đêm.
  • Con mắt càng lúc càng to hơn, tròn hơn, như một tuần trăng úa trên bầu trời trống trải, và chính giữa, một con người như càng đen hơn, và trong quầng vàng nâu quanh con người, người ta thấy những điểm màu khác nhau, chỗ này màu lam, chỗ kia là một tia ánh vàng, lấp lánh như trang kim.
  • Con người màu đen. Nó lóe lên một ánh sáng khủng khiếp. Hệt một ngọn lửa: “Đúng rồi, cậu bé nghĩ: ngọn hắc hóa!”
  • Con người như to hơn, choán hết cả con mắt, cháy lên như một đám lửa thực sự.
  • Cậu phát hiện ra một điều mà trước cậu, chưa hề có ai nhìn thấy trong mắt sói: con ngươi có sự sống.

Câu 2: Theo dõi trong con mắt của sói, gia đình sói hiện ra như thế nào?

Trong mắt con sói, gia đình con sói hiện ra:

  • Sói cái lướt nhìn một lượt bảy đứa con nhỏ của mình đang nằm vây quanh. Chúng làm thành một quầng màu hung đỏ.
  • Màu lông của năm sói con hệt quầng hung đỏ của cầu vồng. Bộ lông của con thứ sáu màu xanh lam, xanh như màu nước đóng băng dưới nền trời trong veo. Sói lam. Con thứ bảy trông như tia vàng. Mỗi khi nhìn vào là phải nheo mắt. Mấy cậu sói anh gọi là Ánh Vàng.

⇒ Đó là một gia đình hòa thuận, sói mẹ và các sói con quây quần bên nhau, yêu thương nhau; mỗi con sói mang một vẻ đẹp đáng yêu riêng. Đây là điều mà bất cứ học sinh nào cũng có thể nhận thấy khi soạn văn 8 Mắt sói.

mắt sói
Câu chuyện về gia đình sói hiện lên rõ nét trong ánh mắt của Sói Lam

Câu 3: Dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra với Ánh Vàng khi nó muốn nhìn thấy con người thật gần?

Chuyện xảy ra với Ánh Vàng khi nó muốn nhìn thấy con người thật gần là:

  • Ánh Vàng muốn nhìn thấy những điều mới mẻ và lạ lẫm hơn và đặc biệt đó là cô muốn nhìn thấy con người. Ước muốn đó đã thôi thúc cô quyết định đi để được tận mắt nhìn thấy con người.
  •  Ánh Vàng ngửi thấy mùi khói bốc lên từ đám lừa họ đốt, Cô nghe thấy cả tiếng củi khô kêu lách tách và lấy hết can đảm đi tới chỗ con người để: “Cuối cùng ta cũng sẽ phải được biết họ giống ai chứ”, “ta sẽ có chuyện kể cho mọi người, và cả nhà sẽ đỡ buồn hơn”.

Câu 4: Hình dung cảnh Sói Lam cứu Ánh Vàng.

  • Cảnh Sói Lam cứu Ánh Vàng được nhà văn miêu tả chân thực, sinh động:
    Sói Lam tung người bay lên làn không khí bỏng rát trên đám lửa, trên những con người (mặt họ đỏ lừ vì khói lửa), bay trên cả bao lưới.
  • Nó dùng răng cắn đứt phăng sợ dây và hét “Chạy đi, Ánh Vàng!”
  • Cả đám náo loạn, Sói Lam hất tung hai con chó vào lửa.
  • Sói Lam giục Ánh Vàng chạy đi nhưng cô muốn ở lại cùng anh không muốn bỏ anh lại một mình; “Không! Em không muốn bỏ anh lại một mình!”. Nhưng Sói Lam ra lệnh “Chạy đi, anh giao cả nhà cho em đấy!”.
  • Sau đó, Sói Lam và Ánh Vàng tung người nhà một cú tuyệt hảo. Theo sau đó là những tiếng tiếng súng nổ. Tuyết bắn ra những chùm tia quanh người cô; cuối cùng sói Ánh Vàng chạy thoát được còn Sói Lam bị bắt lại.

Câu 5: Nhân vật Sói Lam có tính cách như thế nào?

Quá trình soạn văn Mắt sói cho em thấy, những hành động cử chỉ, lời nói của Sói Lam khi lao vào lửa để cứu Ánh Vàng chứng minh Sói Lam là một con vật có tính cách: gan dạ, anh dũng và có tình yêu thương sâu nặng đối với cô em của mình. Dù đứng trước nguy hiểm nhưng anh không hề sợ hãi mà nhanh trí tìm cách giải cứu em mình nhanh nhất có thể. Khi rơi vào tay của kẻ ác và quay cuồng đầu óc khi bị đập cành cây vào đầu nhưng sói Lam vẫn mừng khi em mình đã chạy thoát. Chỉ cần chi tiết nhỏ ấy, người đọc cũng có thể thấy được tình yêu thương, đức hi sinh cao cả của người anh Sói Lam đối với cô em gái Ánh Vàng của mình.

soạn bài mắt sói
Sói Lam là con sói dũng mãnh và quả cảm

Câu 6: Cảm nhận của Sói Lam về con mắt của cậu bé.

Con mắt của cậu bé chuyển động. Như một ánh sáng vụt tắt hoặc cảm giác như một đường hầm bị sập dưới lòng đất. Con đường hầm giống một cái hang cáo mà Sói Lam từng chui vào, càng sâu thì càng mờ mịt. Chẳng mấy chốc thì tối om, không còn giọt nắng nào.

Câu 7: Hình dung tâm trạng của Phi Châu khi đi tìm lạc đà Hàng Xén.

Cậu rất nhớ Hàng Xén, khi lão Toa đi rồi, Phi Châu đã mất hàng giờ để tìm Hàng Xén nhưng chẳng thấy. Cậu băn khoăn, lo lắng cho Hàng Xén: “Nó không thể rời thành phố được, nó không thể đi đâu một bước mà không có tôi! Nó đã hứa với tôi như thế mà!”

Cậu bé rất lo lắng và hỏi thăm những người qua đường về lạc đà Hàng Xén, sốt ruột nên cậu hỏi cả những con lạc đà khác về Hàng Xén; thậm chí hỏi cả những người mua lạc đà.

Mặc dù cuộc hành trình tìm lạc đà Hàng Xén rất khó khăn, nhiều lúc có cảm giác như tuyệt vọng nhưng Phi Châu vẫn cố gắng đi tìm. Cậu đi hỏi suốt cho tới khi Vua Dê nổi cáu: “- Này, Phi Châu, không phải mày ở đây để tìm con lạc đà nhé, mày ở đây để chăn đàn cừu và dê của tao nghe chưa!”.

⇒ Qua diễn biến tâm trạng lo lắng của Phi Châu trong quá trình đi tìm lạc đà Hàng Xén, ta thấy cậu là người sống rất tình nghĩa với loài vật.

Câu 8: Suy nghĩ của Phi Châu về các loài động vật.

  • Với Phi Châu, cậu đã hiểu ra một điều rất đơn giản: Đàn cừu và dê không có kẻ thù.
  • Nếu thi thoảng có sư tử hay báo ăn thịt một con dê cái thì chỉ vì nó đói. Và cậu giải thích điều này với Vua Dê: “Muốn lũ sư tử không tấn công đàn cừu và dê thì ông phải cho chúng ăn.”
  • Cậu trò chuyện với lão Sư Tử rất thân thiện, như những người bạn thân thiết vậy; qua cách trò chuyện thân mật này, Phi Châu đã cảm hóa được cả những con vật hung dữ như sư tử: “Phần của mày đấy nhé Sư Tử, đừng có đụng vào bọn cừu cái của tao đấy”.
ngữ văn 8 mắt sói
Quy luật tự nhiên được Phi Châu giải thích rõ ràng

Câu 9: Theo dõi lời nói và hành động của Phi Châu với Báo.

Lời nói và hành động của Phi Châu với Báo:

  • Báo này, đừng có bò như rắn thế, tôi nghe thấy tiếng anh rồi đấy.
  • Tôi từ Châu Phi Vàng tới. Ở đó không gian lặng như tờ, không hề có tiếng động làm cho tai rất thính. Tôi có thể nói cho anh là có hai con rận đang cãi nhau trên vai anh đấy.
  • …. tôi cần nói chuyện với anh.
  • Anh là một tay săn tuyệt vời, Báo ạ. Anh chạy nhanh hơn bất kể loài thú nào, lại còn nhìn được xa hơn. Đây cũng là ưu điểm của người chăn cừu.
  • Báo ơi anh chăn cừu với tôi nhé.
  • Báo này, anh có cần có một người bạn, và tôi cũng vậy.

⇒ Phi Châu và Báo trở thành đôi bạn thân thiết, không thể tách rời. Bởi ở họ tìm thấy ở nhau sự đồng cảm chân thành.

Câu 10: Kết nối tình bạn của Phi Châu và Báo khiến em liên tưởng đến câu chuyện tình bạn trong tác phẩm nào khác?

Tình bạn của Phi Châu và Báo trong soạn bài Mắt sói lớp 8 Kết nối tri thức khiến em liên tưởng đến câu chuyện tình bạn trong tác phẩm “Hoàng tử bé” (Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri). Đặc biệt đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” trích tác phẩm “Hoàng tử bé” đã giúp em hiểu sâu sắc hơn về cách kết bạn và ý nghĩa của tình bạn. Đoạn trích thuộc chương XXI kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên Trái Đất. Cuộc gặp gỡ này đã mang đến cho cả hai những món quà quý giá. Qua đó, tác giả giúp em cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn, có ý thức về trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương.

Sau khi đọc

Đọc hiểu Mắt sói thấy được tác phẩm được viết vô cùng độc đáo với cốt truyện đa tuyến. Thông qua việc tìm hiểu từng câu chuyện của nhân vật, bạn sẽ cảm thấy mình đắm chìm vào sự đồng cảm giữa người và thú.

Câu 1: Tác phẩm Mắt Sói có cốt truyện đa tuyến kiểu truyện lồng truyện, tức là một hoặc nhiều câu chuyện được kể lại trong một câu chuyện khác. Hãy đọc kĩ phần tóm tắt tác phẩm và chỉ ra cốt truyện đa tuyến đó.

  • Chúng ta dễ dàng nhận thấy truyện được kể theo da tuyến các nhân vật, không cố định người kể chuyện, trong truyện còn có điểm nhìn quá khứ – hiện tại – tương lai.
  • Cùng với đó truyện có nhiều cốt truyện đan xen với nhau, cốt truyện chung của tác phẩm là kể về cuộc gặp gỡ đầy thú vị và ngộ nghĩnh của Sói Lam và Phi Châu ở trong sở thú, khi hai nhân vật nhìn vào mắt nhau, họ đã thấy được cuộc đời của đối phương. Còn các cốt truyện riêng được lồng ghép vào cốt truyện chung này chính là 2 cốt truyện: Một, khi Phi Châu nhìn vào mắt Sói Lam, cậu bé được chứng kiến câu chuyện cuộc đời của Sói Lam và cốt truyện còn lại, khi Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu và nó cũng được chứng kiến câu chuyện về cuộc đời Phi Châu.

⇒ Đây chính là một tác phẩm hay có cốt truyện đa tuyến.

Câu 2: Cậu bé Phi Châu nhìn vào mắt sói và nhận ra những điều gì? Trong mắt sói, câu chuyện nào đã hiện lên?

Cậu bé Phi Châu nhìn vào mắt ói và nhận ra những điều:

  • Cậu phát hiện ra một điều mà trước cậu, chưa hề có ai nhìn thấy trong mắt sói: con người có sự sống. Con ngươi màu đen chính là một con sói cái đang nằm cuộn tròn giống bầy con nhỏ của mình, đây cũng chính là mẹ và anh em của sói.
  • Sói Lam từng sống ở một nơi lạnh lẽo nhưng hạnh phúc bên gia đình gia đình của Sói Lam rất yêu thương nhau, luôn quây quần bên nhau: “Sói cái lướt nhìn một lượt bảy đứa con nhỏ của mình đang nằm vây quanh. Chúng làm thành một quầng màu hung đỏ”.
  • Sự yên bình của gia đình sói bị phá vỡ khi đám thợ săn đi tìm để bắt gia đình nó.
  • Sói rất thương yêu cô em Ánh Vàng của mình, vì cứu em thoát khỏi đám thợ săn mà Sói Lam bị bắt, bị hỏng một mắt và xa gia đình từ đó. Nó đã bị đẩy tới nhiều vườn thú trong suốt mười năm qua.

Trong mắt sói, câu chuyện nào đã hiện lên:

Đó là câu chuyện Sói Lam đã dũng cảm nhảy qua ngọn lửa, tung người bay trên làn không khí bỏng rát nên trên đám lửa, trên những người thợ săn (mặt họ đỏ lừ vì khói lửa), bay trên cả bao lưới và dùng răng cắn đứt sợi dây để cứu sói Ánh Vàng.

soạn văn 8 mắt sói
Câu chuyện của Sói Lam hiện lên rõ ràng qua đôi mắt

Câu 3: Theo dõi phần (2) thuộc Chương 2 và cho biết Sói Lam đã cứu Ánh Vàng như thế nào. Qua hành động đó em hãy nhận xét về tính cách nhân vật Sói Lam.

Sói Lam cứu sói Ánh Vàng:

  • Thấy em mình bị thợ săn treo vào một tấm lưới và buộc ở trên cao, Sói Lam không do dự tung bay người lên làn không khó bỏng rát trên đám lửa, trên những con người (mặt họ đỏ lừ vì khói lửa), bây trên cả bao lưới. Nó dùng răng cắn đứt phăng sợi dây và hét “Chạy đi, Ánh Vàng”.
  • Cảm đấm náo loạn, Sói Lam hất tung hai con chó vào lửa,
  • Sói Lam giục Ánh Vàng chạy đi nhưng cô muốn ở lại cùng anh, không muốn bỏ anh lại một mình.
  • Sói lam và Ánh Vàng tung người nhà một cú tuyệt hảo. Theo sau đó là những tiếng súng nổ.
  • Sói Ánh Vàng tung người rồi chạy mất hút vào màn đêm trong tiếng súng nổ của thợ săn.
  • Vui mừng không được bao lâu vì cứu được em Ánh Vàng, Sói Lam bị một gã tô như gấu cầm thân cây đang bốc cháy đánh vào đầu nó; sau đó, Sói Lam bị bắt.

Tính cách nhân vật Sói Lam em thấy được khi soạn Mắt sói:

Sói Lam quả là một người anh yêu thương em gái, cũng như vô cùng thông minh và dũng cảm. Khi biết tin em mình đi đến nơi nguy hiểm, nó không do dự chạy ngay đi cứu em. Đến nơi thấy em bị bắt, nó nhanh trí và dũng xông vào cứu em, lấy thân mình để đánh lạc hướng cho em chạy thoát. Dù kết quả cuối cùng là Sói Lam bị đánh ngất và bị bắt nhưng nó vẫn vui vì đã cứu được em mình, Sói Lam quả là người anh trai yêu thương em và gan dạ vô cùng.

Câu 4: Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu và nhận ra những điều gì? Trong mắt cậu bé, kí ức nào đã hiện lên?

Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu và nhận ra những điều:

  • Sói Lam khi nhìn thấy đôi mắt của cậu bé nó cảm giác như một đường hầm bị sập dưới lòng đất, một đường hầm giống một cái hang cáo mà Sói Lam từng chui vào, càng sâu càng mờ tịt. Chẳng mấy chốc thì tối om, không còn giọt nắng nào. Ngay tới ngón chân mình, nó cũng không thể nhìn thấy được. Cảm giác như thời gian trôi qua là mấy năm. Mãi cho tới khi giọng Phi Châu cất lên gọi nó mới đến được kỉ niệm đầu tiên của cậu bé.

Trong mắt cậu bé, kí ức hiện lên:

  • Trong mắt cậu bé, kí ức hiện lên là cậu bé đến từ châu Phi, do chiến tranh mà phải rời xa quê hương, được một người phụ nữ tốt bụng giúp đỡ để được đi theo lão Toa lái buôn trốn đến nơi xa. Ở trong chuyến đi này, cậu và lạc đà Hàng Xén đã trở thành bạn thân.
  • Nhiều lần lão Toa định thả cậu giữa đường nhưng Hàng Xén nhất quyết không chịu đi nếu không có cậu. Nhưng đến một thành phố lớn, họ bị lạc mất nhau do lão Toa lái buôn đã bán Hàng Xén đến một nơi và bán Phi Châu cho vua Dê. Ở chỗ vua Dê, Phi Châu nhờ vào tình yêu động vật và sự thông minh của mình mà chăn dê và cừu rất giỏi, cậu còn kết thân được với Báo, cùng nhau chăn dê và cừu.
soạn bài mắt sói lớp 8
Câu chuyện của cậu bé Phi Châu hiện lên qua ánh nhìn của Sói Lam

Câu 5: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi Châu. Chỉ ra những chi tiết giúp em có cảm nhận đó.

Cảm nhận về nhân vật Phi Châu:

  • Phi Châu là cậu bé bất hạnh khi không có gia đình, phải rời xa quê hương do chiến tranh và lang thang từ nơi này đến nơi khác.
  • Phi Châu là cậu bé ngoan ngoãn, tốt bụng, yêu động vật, hiểu được chúng. Nhờ có tình yêu động vật, cách đối xử thân thiện với động vật như những người bạn thân thiết mà cậu bé đã rất dễ làm quen với Sói Lam và được Sói Lam cho đến thăm quá khứ của mình. Cậu còn trở thành bạn thân của lạc đà Hàng Xén và Báo nữa.
  • Phi Châu rất thông minh, cậu chăn dê và cừu giỏi nên được Vua Dê giữ lại làm việc tận hai năm khiến cho mọi người ngạc nhiên, vì bình thường ai làm việc cho vua Dê cũng chỉ ở được một thời gian rất ngắn.Cậu bé chăn cừu bằng hết tấm lòng của mình, hiểu rõ về đàn cừu, hiểu cả những nguy hiểm rình rập đàn cừu nào là sư tử hay báo rình ăn thịt, cậu đã tính toán được cả vừa đưa ra những ý tưởng cho Vua Dê.

⇒ Phi Châu là một cậu bé đáng yêu nhưng bất hạnh, cậu cực kì thông minh và rất yêu thương động vật cũng như có tinh thần lạc quan đáng quý.

Những chi tiết giúp chúng ta có những cảm nhận trên về cậu bé Phi Châu khi soạn Mắt sói lớp 8 là:

  • Vào một đêm hãi hùng do chiến tranh ở Châu Phi, cậu bé Phi Châu mồ côi được một người phụ nữ tốt bụng đưa tiền cho lão Toa lái buôn và nhờ lão đưa đi thật xa.
  • Phi Châu phát hiện ra một điều mà trước cậu, chưa hề có ai nhìn thấy trong mắt sói: con ngươi có sự sống. Con người màu đen chính là một con sói cái đang nằm cuộn tròn giống bầy con nhỏ của mình, đây cũng chính là mẹ và anh em của sói.
  • Phi Châu trò chuyện thân mật với Sói Lam như một người bạn thân thiết:“Được rồi, Sói Lam ơi, ta sẽ kể cho mi nghe chuyện của ta.”; “Đây rồi, Sói Lam ơi, đây là nơi có kỉ niệm đầu tiên của ta đó!”.
  • Phi Châu thân thiết với lạc đà Hàng Xén, khi lão Toa bán Hàng Xén trong thành phố và bán cậu cho Vua Dê, Phi Châu đã mất hàng giờ để đi tìm lạc đà Hàng Xén. Cậu hỏi thăm những người qua đường, hỏi thăm bọn trẻ, hỏi thăm cả những con lạc đà và cả người mua lạc đà về Hàng Xén.
  • Phi Châu đã hiểu một điều rất đơn giản: Đàn cừu và đàn dê không có kẻ thù. Nếu thi thoảng có sư tử hay báo ăn thịt một con dê cái thì chỉ vì nó đói.
  • Phi Châu trò chuyện được với sư tử: “Phần mày đây nhé Sư Tử, đừng có đụng vào bọn cừu cái của tao đấy”.
  • Phi Châu đã có màn trò chuyện với Báo hết sức đặc biệt, Báo rất háo hức nên đã lắng nghe cậu bé:
  • Bảo này, đừng có bò như rắn thế, tôi nghe thấy tiếng của anh rồi đấy.
  • Tôi từ Châu Phi Vàng tới. Ở đó không gian lặng như tờ, không hề có tiếng động làm cho tại rất thịnh. Tôi có thể nói cho anh là có hai con rận đang cãi nhau trên vai của anh đấy.
  • ….tôi cần nói chuyện với anh.
  • Anh là một tay săn tuyệt vời, Bảo a. Anh chạy nhanh hơn bất kể loài thú nào, lại còn nhìn được xa hơn. Đây cũng là ưu điểm của người chăn cừu.
  • Bảo ơi, anh chăn cừu với tôi nhé!
  • Bảo này, anh cần có một người bạn, và tôi cũng vậy.

⇒ Phi Châu đã đưa ra lời đề nghị với Báo để trở thành những người bạn thân thiết cùng nhau chăn cừu và hai nhân vật đã thành những người bạn thân thiết, không thể tách rời nhau.

Câu 6: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm.

Nghệ thuật kể chuyện được sử dụng trong văn bản Mắt sói rất khéo léo:

  • Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm thật đặc biệt. Nhà văn Đa-ni-en Pen-nắc đã xây dựng câu chuyện với cốt truyện mới lạ và đầy tính sáng tạo, truyện lồng truyện. Đan trong cốt truyện chính kể về lần gặp mặt của Phi Châu và Sói Lam là cốt truyện riêng và cuộc đời của từng nhân vật. Vậy nên tác phẩm tạo cho người đọc sự hứng thú, được nhìn theo nhiều góc độ từ lời kể của từng nhân vật. Nhà văn còn sử dụng ngôn ngữ kể chuyện trong sáng, đúng với lứa tuổi của trẻ thơ để khắc họa cảm xúc vui, buồn của nhân và Nhờ nghệ thuật kể chuyện này mà tác phẩm “Mắt sói” đã nhận được sự yêu thích của đông đảo độc giả, trở thành một trong những cuốn sách gối đầu cho thiếu nhi.
  • Thậm chí, có nhiều người tin rằng đây sẽ là cuốn sách có thể ru trẻ ngủ nhưng cũng khiến người lớn phải ngỡ ngàng vì chiều sâu triết lý.

Câu 7: Theo em, qua câu chuyện của Sói Lam và cậu bé Phi Châu, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Câu chuyện đã tác động đến suy nghĩ và tình cảm của em như thế nào?

Theo em, qua câu chuyện của Sói Lam và cậu bé Phi Châu, tác giả muốn ca ngợi tinh yêu thương động vật của cậu bé Phi Châu, tình yêu gia đình của Sói Lam cũng như ca ngợi những tình bạn trong sáng, không phân biệt giống loài, khoảng cách như Phi Châu và các loài động vật (Sói Lam, Hàng Xén, Báo). Câu chuyện đã tác động mạnh đến suy nghĩ và tình cảm của em. Qua truyện, em nhận thấy rằng không chỉ con người có nội tâm phong phủ và tình cảm sâu sắc mà ngay cả những loài động vật cũng như vậy. Con người phải biết thương yêu động vật và sống hòa thuận với chúng, không phải là săn bắt và tách chúng khỏi môi trường tự nhiên. Cùng với đó, mỗi chúng ta hãy mở lòng để làm quen với những người bạn mới, có bạn ở bên cạnh để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn là một điều tuyệt vời. Và đó cũng là cách kết bạn và gìn giữ một tình bạn đẹp trong cuộc đời mỗi con người.

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) kể lại sự kiện “Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn thân thiết (bằng lời kể nhân vật Báo).

Tôi là một con Báo hung dữ và không chịu khuất phục trước loài vật nào. Món ăn yêu thích của tôi là loại dê và cứu trên những cánh đồng cỏ xanh mướt. Ấy vậy mà, cuộc gặp gỡ của tôi với cậu bé Phi Châu đã làm thay đổi tính cách, cuộc đời của tôi. Phi Châu thường trò chuyện với tôi rất lâu, cậu ta có khả năng cảm nhận được tất cả mọi chuyện động của tôi, có lần Phi Châu đã từng nói với tôi: “Báo này, đừng có bò như rần thế, tôi nghe thấy tiếng anh rồi đấy”. Thậm chí, tôi có cảm hứng thích thú khi trò chuyện với Phi Châu. Cậu ấy khen tôi “Anh là một tay đi sản tuyệt vời, Báo a!”. Qua mỗi lần trò chuyện hạnh phúc biết bao nhiêu khi tôi nhận được lời đề nghị của Phi Châu: “Bảo ơi, anh chặn với Phi Châu, tôi cảm nhận được sự đồng cảm và tình yêu thương động vật của câu. Thật hạnh phúc biết bao nhiêu khi tôi nhận được lời đề nghị của Phi Châu “Báo ơi, anh chăn cừu với tôi nhé?, “Báo này, anh cần có một người bạn, và tôi cũng vậy” Nhờ tấm lòng yêu thương động vật, sự lắng nghe và thấu hiểu loài vật hung dữ như tôi của Phi Châu mà tôi đã thay đổi tính cách. Tôi nhận thấy mình cần sống tốt hơn và cần có người bạn để sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống. Điều ấy đã giúp tôi và Phi Châu đã trở thành đôi bạn thân thiết, không thể tách rời.

Kết luận

Soạn bài Mắt sói mang đến cho học sinh sự thấu hiểu về câu chuyện kết nối giữa con người và thiên nhiên. Qua đó, tác phẩm còn phần nào phê phán về nạn bắt thú rừng, sự tàn bạo để phục vụ mục đích giải trí của con người.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *