Soạn bài Lẵng quả thông, văn 6 Chân trời sáng tạo

Theo dõi tài liệu soạn bài Lẵng quả thông để được hướng dẫn trả lời câu hỏi. Học sinh tìm hiểu và soạn bài đầy đủ, hỗ trợ tốt nhất cho buổi học tiếp theo.

Soạn văn bài Lẵng quả thông – Trước khi đọc

Đã bao giờ em nhận được một món quà đặc biệt khiến em nhớ mãi? Hãy chia sẻ trải nghiệm ấy với các bạn.

Học sinh có thể chia sẻ những kỉ niệm của mình về món quà mà em đã từng được nhận theo gợi ý sau:

  • Món quà ấy ai tặng?
  • Được nhận quà trong hoàn cảnh nào?
  • Cảm xúc của em khi nhận được quà.
  • Tình cảm em dành cho người tặng quà em như thế nào?
  • Nhắn nhủ mọi người sự trân quý những món quà của người khác tặng dù dã trị vật chất nhỏ bé nhưng tình cảm thì to lớn.

Bài tham khảo

LẬT ĐẬT

Ngày tôi còn mới chập chững bước đi, chuyện vấp ngã là một điều không thể tránh khỏi. Mỗi lần vấp ngã, tôi vẫn thường nằm lì trên sàn nhà, chờ mẹ tới dỗ dành hoặc cho quà mới chịu ngồi dậy.

Có một lần tôi bị ngã khá đau, mẹ dỗ mãi vẫn không nín khóc được. Lần này không phải tôi cố tình làm nũng mà thực sự là tôi rất đau. Mẹ bỗng đứng lên, mở cái tủ nhỏ xíu vẫn hay đựng những thứ linh tinh của mẹ. Rồi mẹ đem đến trước mặt tôi một con lật đật.

Mẹ đặt con lật đật xuống đất, đẩy cho nó ngã lăn ra rồi nói với tôi:

“Con hãy nhìn kìa, lật đật tuy nhỏ hơn con nhưng môi lần bị xô ngã, nó vẫn tự đứng dậy được. Nhìn xem con gái yêu của mẹ!”

Tôi nhìn con lật đật. Đúng là khi bị xô ngã, lật đật bật dậy ngay. Tôi thích thú trước trò chơi mới và quên cả cái đau. Mẹ Nhìn rồi cười dịu dàng và nói:

“Con thấy không? Dù thế nào đi nữa, lật đật cũng tự đứng dậy được. Lật đật rất ngoan và mẹ tin con gái của mẹ cũng ngoan như thế.”

Tôi đã nín khóc và cứ tròn xoe mắt nhìn con kaatj đật cứ lắc lư nhưng không bao giờ bị ngã. Ngày ấy, tôi đã cố gắng giống như lật đật. Mỗi lần vấp ngã, tôi đều cố gắng bật dậy ngay. mẹ vẫn hay gọi tôi là “Cô bé lật đật đáng yêu của mẹ”.

Bây giờ bên cạnh tôi không có mẹ. Tôi đã trưởng thành và phải tự mình lo liệu hết mọi thứ. Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý muốn. Đôi lúc mệt mỏi, chán chường, tôi muốn buông xuôi tất cả. Nhưng hình ảnh con lật đật và những lời động viên của mẹ cứ hiện về trong tôi. Và tôi lại tiếp tục bật dậy. Không gì có thể đánh gục tôi được. Bởi tôi đã quyết tâm làm một con lật đật…

Đọc hiểu Lẵng quả thông

Hướng dẫn học sinh đọc hiểu và trả lời các câu hỏi trong văn bản.

Soạn bài Lẵng quả thông
Hướng dẫn học sinh đọc hiểu và trả lời các câu hỏi trong văn bản.

1/ Điều gì sẽ xảy ra khi Đa-ni đi nghe buổi hòa nhạc?

Khi Đa-ni đi nghe buổi hòa nhạc vào ngày sinh nhật lần thứ mười tám thì dàn giao hưởng bất ngờ đã chơi và tặng Đa-ni ca khúc mà nhà soạn nhạc viết tặng cô khi gặp nhà soạn nhạc E-đơ-va- Gờ-ric trong khu rừng mùa thu tuyệt đẹp. Lúc đi Đa-ni mới tròn tám tuổi.

2/ Cảm nhận của Đa-ni trong lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng cho thấy điều gì về tâm hồn cô?

Cảm nhận của Đa-ni khi lần đầu tiên đi nghe nhạc giao hưởng là nó tác động đến cô một cách kì lạ, tất cả những giai điệu uyển chuyện gợi lên trong Đa-ni những hình ảnh giống như những giấc mộng.

3/ Vì sao Đa-ni lại khóc khi biết khúc nhạc nổi tiếng là món quà thạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc viết tặng cô nhân dịp mười tám tuổi?

Đa-ni khóc khi biết đó là món quà thạc sĩ viết tặng cô nhân dịp mười tám tuổi vì sự cảm động trước lời hứa của người soạn nhạc sau nhiều năm và giai điệu đó đang nói về cô của hiện tại. Nghe tiếng nhạc du dương mà cô cảm giác như lòng cô ào ạt cơn bão. Cô nghe tiếng tù và mục đồng trầm bổng buổi sáng sớm… rồi ào ào như gió thổi qua những ngọn cây…

=> Khu rừng của cô, quê hương của cô, ngọn núi của cô,… tất cả ùa về cùng giai điệu du dương của bản nhạc.

Đa-ni khóc, những giọt nước mắt biết ơn nhà soạn nhạc.

4/ Các câu trong ngoặc kép là lời của ai nói với ai, người nghe có mặt hay vắng mặt?

Các câu trong ngoặc kép:

Bác ấy mất rồi! – Đa-ni nghĩ – Tại sao nhỉ?” Nếu có thể gặp lại được bác ấy. Nếu như bác ấy hiện ra ở đay! Cô sẽ ôm trái tim đập rộn rã, chạy như bay tới, sẽ ôm chặt lấy cổ ông, sẽ áp chiếc má đẫm nước mắt vào má ông và sẽ nói hai chữ thôi: “Cảm ơn!” Chắc ông sẽ hỏi: “Vì chuyện gì?” và Đa-ni sẽ trả lời “Cháu không biết… Vì bác đã không quên cháu. Vì bác thật là hào hiệp. Vì bác đã mở ra trước mắt cháu cái tuyệt mĩ, mà con người ta phải lấy cái đó mà sống.”.

Hỡi cuộc sống, – Đa-ni thì thầm, – Ta yêu người“.

Các câu trong ngoặc kép là lời của Đa-ni nói với nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc và đó là lời trong suy nghĩ của cô. Nhà soạn nhạc không có mặt ở đó.

Soạn bài Lẵng quả thông Chân trời sáng tạo – Suy ngẫm và phản hồi

Theo dõi văn bản và trả lời các câu hỏi trong sách giao khoa trang 65.

Lẵng quả thông
Theo dõi văn bản và trả lời các câu hỏi trong sách giao khoa trang 65.

1/ Hãy liệt kê những sự việc chính xảy ra với nhân vật Đa-ni Pơ-đơ-xơn trong đoạn trích

Những sự việc chính xảy ra với nhân vật Đa-ni trong đoạn trích là:

  • Đa-ni đến nghe hòa nhạc cùng với cô Mac-đa và chú Nin-xơ.
  • Cô bé mặc chiếc áo dài bằng nhung tơ màu đen vô cùng xinh đẹp.
  • Buổi hòa nhạc bắt đầu. Lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng Đa-ni thấy giống như một giấc mộng.
  • Người trên sân khấu nói đây là bản nhạc của E-đơ-va Gờ-ríc viết tặng cô Đa-ni Pơ-đơ-xơn thì vô cùng xúc động và khóc.
  • Cô đứng dậy chạy ra khỏi công viên và đến bờ biển.

2/ Tìm một số chi tiết miêu tả:

  • Ngoại hình của Đa-ni.
  • Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe nhạc mà nhạc nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc viết tặng cô.
  • Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc.

Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật Đa-ni?

Gợi ý

Một số chi tiết miêu tả:

  • Ngoại hình của Đa-ni: khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị và hai bím tóc dài lấp lánh màu vàng.
  • Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc viết tặng cô: Đa-ni thở một hơi dài, ngực hơi đau, cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay, trong lòng ào ạt cơn bão, Đa-ni khóc không cần giấu ai nữa.
  • Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc: Đa-ni đứng dậy và bước nhanh ra khỏi công viên và nghĩ nếu bác ở đây cô sẽ ôm bác thật chặt, cô đi ra bờ biển và cảm giác về cái đẹp của thế giới đã xâm chiếm cơ thể cô.

3/ Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật Đa-ni? Tìm một số chi tiết chứng minh cho ý kiến của em

Tình cảm của người kể chuyện dành cho nhân vật Đa-ni: Rất yêu quý cô. Dành cho cô những tình cảm thân thương nhất qua việc ca ngợi vẻ đẹp lộng lẫy của Đa-ni trong hôm đi nghe nhạc. Tác giả như đồng cảm với tâm sự, suy nghĩ của Đa-ni khi cảm nhận được niềm vui được trở về với kí ức tươi đẹp của tuổi thơ lúc bản giao hưởng vang lên. Tác giả như đau cùng nỗi đau của Đa-ni khi biết sự thật nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc đã mất. Thương Đa-ni không còn cơ hội nói lời cảm ơn nhà soạn nhạc vĩ đại. Và ta cũng cảm nhận được niềm tin yêu cuộc sống của tác giả đang lan truyền vào tâm hồn cô gái Đa-ni để cô ấy phải thốt lên: “Hỡi cuộc sống – ta yêu người”.

4/ Câu chuyện này viết về đề tài gì?

Câu chuyện viết về đề tài vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống. Tình yêu quê hương và tình người trân quý.

5/ Em hãy nêu chủ đề truyện.

Chủ đề của truyện ca ngợi tâm hồn trong sáng, nhân hậu của cô bé Đa-ni.

6/ Món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc tặng Đa-ni có ý nghĩa như thế nào đối với cô?

Nghe xong bản nhạc cô chạy ra biển: Đa-ni nắm chặt bàn tay lại và rên rỉ trước cảm giác về cái đẹp của thế giới này, cái cảm giác cô còn chưa thấy rõ nhưng đã xâm chiếm cơ thể cô rồi. Tiếng cười của Đa-ni khiến ông Ni-xơn biết rằng cuộc đời cháu ông sẽ không trôi qua một cách uổng phí.

=> Món quà này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cô bé vì nó giúp cô bé thêm yêu cuộc sống này hơn và cảm nhận cuộc sống này vô cùng tươi đẹp như bản nhạc ông biết tặng cho cô bé.

7/ Từ câu chuyện về món quà mà Đa-ni nhận được, em có suy nghĩ gì về các cho và nhận quà?

Từ câu chuyện, em có suy nghĩ rằng món quà giá trị như thế nào không quan trọng bằng cách người cho quà và người nhận quà cũng phải ứng xử sao cho hợp lí. Món quà có thể mang lại giá trị vật chất rất nhỏ nhưng đem đến cho người nhận giá trị tinh thần lớn lao. Cách tặng quà cũng phải tế nhị, nhẹ nhàng, thể hiện được tình cảm trân quý của người tặng quà. Người nhận phải đón nhận món quà với thái độ biết ơn, trân trọng. Có như vậy món quà cho và nhận mới có ý nghĩa.

Kết luận

Tài liệu soạn bài Lẵng quả thông đã được đăng tải đầy đủ tại trang phân tích văn học The POET Magazine. Các bạn học sinh truy cập trang web để dược hướng dẫn chi tiết và chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *