Soạn bài Huyện đường – Ngữ văn 10 Kết nối tri thức 

Soạn bài Huyện đường theo chương trình Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức. Đây chính là văn bản tiêu biểu thuộc thể loại tuồng hài, có nội dung châm biếm những kẻ tham lam, nhũng nhiễu nhân dân. The POET Magazine hướng dẫn chuẩn bị kỹ lưỡng, trả lời từng câu hỏi sẽ giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa tác phẩm.

Table of Contents

Soạn bài Huyện đường trước khi đọc văn bản

Tác phẩm Huyện đường in trong sách Ngữ văn lớp 10 thể hiện rõ nét xã hội phong kiến xưa có nhiều góc khuất. Giai đoạn này, có nhiều kẻ tham lam, cậy chức quyền để đàn áp và bóc lột nhân dân. Để hiểu rõ nội dung, học sinh xem kỹ phần soạn trước khi đọc tóm tắt nội dung vở kịch “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” và “Huyện đường”.

soạn bài huyện đường
Soạn bài Huyện đường trước khi đọc văn bản

Tóm tắt nội dung vở kịch: Nghêu, Sò, Ốc, Hến

Trộm Ốc nhờ thầy bói Nghêu (hay Ngao) gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà Trùm Sò. Ốc đem của trộm được bán cho Thị Hến, một gái góa trẻ đẹp. Lý trưởng và Trùm Sò đến lục soát bắt được tang vật, liền giải Thị Hến lên trình quan huyện. Khi đến công đường, Thị Hến đã làm cho quan huyện và thầy đề mê mệt vì nhan sắc của mình. Kết quả là Trùm Sò mất tiền, thầy Lý bị đòn, Thị Hến được tha bổng. Kết thúc vở là cảnh cả quan huyện, thầy đề, thầy Lý vì mê mẩn Thị Hến chạm mặt nhau và bị các bà vợ đánh ghen tại nhà Thị Hến.

Tóm tắt đoạn trích: Huyện đường

Huyện đường là đoạn trích trong tác phẩm Nghêu, Sò, Ốc, Hến kể lại một cảnh dén quan làm việc nơi huyện đường, vào thời điểm diễn ra cuộc kiện tụng trộm của Thị Hến. Tri lại, đề huyện và lính lệ đang suy tính bàn cãi tính kế xử kiện như thế nào để có thể lấy được nhiều tiền nhất từ những kẻ có liên quan như Sò, Ốc và Nghêu. Cuối cùng, chúng quyết định xử Ốc năm năm tù, phạt Nghêu đòn năm mươi trượng và phạt lí trưởng năm mươi quan tiền.

Câu 1: Bạn đã xem biểu diễn tuồng bao giờ chưa? Bạn nghĩ sao khi loại nghệ thuật sân khấu truyền thống này đang gặp khó khăn trên con đường đến với khán giả hiện đại?

Đã từng xem tuồng và có những ấn tượng nhất định. Tuồng là bộ môn nghệ thuật cung đình, phát triển mạnh mẽ thời nhà Nguyễn, từng được coi là quốc kịch. Tuy nhiên, không “cạnh tranh” được với sự phát triển của các loại hình giải trí khác, tuồng dần vắng bóng người xem. Sự phát triển của xã hội kéo theo các loại hình giải trí phát triển mạnh mẽ, trong khi tuồng vẫn phải giữ vững các yếu tố truyền thống, rất khó để làm mới. Đây là vấn đề khó khăn và việc tìm hướng đi cho tuồng là trăn trở của các nghệ sĩ cũng như người yêu mến loại hình này.

Câu 2: Hãy tìm xem trên internet toàn bộ hoặc từng đoạn của vở tuồng này.

(Học sinh tự tìm hiểu)

Soạn Huyện đường phần đọc văn bản

Sau khi nắm nội dung tóm tắt và trả lời các câu hỏi về mức độ hiểu thể loại tuồng, bạn đi sâu hơn vào phần đọc văn bản. Học sinh sẽ biết đoạn trích có những nội dung nào đáng chú ý, thông qua các câu hỏi được đặt ra.

soạn huyện đường
Soạn Huyện đường phần đọc văn bản

Câu 1: Cách bài trí nơi huyện đường – những chỉ dẫn cho việc thiết kế sân khấu.

Theo miêu tả thì cách bài trí nơi huyện đường là:

– Trên tường chính giữa là bức tranh hoành phi đề hai chữ “huyện đường”, hai bên hai câu đối, bên cạnh câu đối là cửa vào nhà trong.

– Bàn giấy của tri huyện đề chính giữa, trên có ống hút, nghiên mực, điếu bình.

– Bàn của đề lại cũng cũng có nghiên bút và một chồng đơn.

Câu 2: Lưu ý cách tự giới thiệu của nhân vật trong tuồng.

Nhân vật tự giới thiệu chức vụ, vị trí của mình cùng những đặc điểm khác, tuy nhiên cách giới thiệu có phần hơi khoa trương.

Câu 3: Chú ý sự hả hê, trắng trợn của tri huyện khi tự “thưởng thức” những mưu mô của mình.

Tri huyện khi đưa ra âm mưu muốn moi tiền từ Sò, và hắn “cười khoái trá”.

Câu 4: Hoạt động “ăn ý” giữa tri huyện và đề lại.

Sau khi tri huyện muốn moi tiền từ Sò, xứ Nghêu và Ốc, Đề lại lại đưa ra ý kiến phải xử cả Sò và Hến. Từ đó hiện rõ bản thân tham lam của bọn chúng.

Câu 5: Điều gì xảy ra sau lời nói này của lính lệ A?

Sau câu nói của lính lệ A “Nhắc lại ông trùm, anh xã và chị Hến biết rằng hôm nay quan bận lắm, tôi bẩm mãi quan mới chịu xử vụ này đấy”. Đây là kiểu vòi vĩnh của gã lính lệ A. Thế nên, khả năng ông Trùm Sò và chị Hến sẽ đút lót tiền cho hắn để được xử kiện.

Trả lời câu hỏi sau khi đọc Huyện đường

Có nhiều sự kiện diễn ra trong đoạn trích Huyện đường, lời thoại quan trọng, phân tích sự nhịp nhàng trong thoại được làm rõ trong phần sau đọc. Bạn đọc kỹ văn bản một lần nữa, sau đó trả lời câu hỏi ban biên tập đưa ra có thể làm rõ vấn đề.

soạn văn huyện đường
Soạn bài Huyện đường phần sau đọc

Câu 1: Tóm tắt các sự kiện trong đoạn trích.

Lần lượt như sau:

– Tri huyện bước ra đầu tiên, tự xưng tên tuổi, chức vụ của mình.

– Đề lại theo hầu phía sau, hỏi thăm và thưa với tri huyện về vụ án của Thị Hến.

– Sau một hồi bàn bạc, tri huyện và đề lại đưa ra hướng xử tù, phạt đòn và phạt tiền đối với Ốc, Nghêu và lí tưởng. Riêng Sò và Hến thì đợi xem xét.

– Lính lệ ra gọi cả bên nguyên, bên bị, nhân chứng vào hầu.

Câu 2: Liệt kê những lời thoại cho thấy sự tương đồng về bản chất, thủ đoạn giữa các nhân vật ở huyện đường, từ tri huyện đế đề lại và lính lệ.

Đó là những lời thoại:

– Vụ ấy à? Ý thầy thế nào? Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.

– Vâng, ta cứ bào là để tra cứu đã… thì liệu xử cho xong, bọn này toàn đầu trọc cả.

– Phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu.

– Ăn thua là những chỗ khó đấy đấy, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nào chả được.

Câu 3: Đoạn trích cho thấy tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau. Vì sao vậy? Phân tích sự hô ứng nhịp nhàng trong lời thoại giữa hai nhân vật.

Tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau, bởi vì:

– Chúng là những người cùng bản chất tham lam, xấu xa, chuyên dùng quyền uy để nhũng nhiễu, ăn hối lộ đút lót của dân chúng khi xử kiện.

– Dựa vào cách nói chuyện có thể thấy hình vi xấu xa này của chúng đã xảy ra thường xuyên và lặp lại nhiều lần nên được phối hợp và diễn ra rất trơn tru.

+ Khi tri huyện nói muốn để trường hợp của Sò lại vì nó rất giàu, đề lại đã đưa ra phương án để nói với mọi người là “ta cứ bào là để tra cứu đã”.

+ Đề lại nói muốn xử cho xong những bọn trọc đầu, tri huyện lập tức hưởng ứng “Phải, nắm đầu đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu”.

+ Đề lại khen ngợi, tâng bốc, nịnh nọt với cách ứng xử kiện của tri huyện “Bẩm quan xử thật sâu sắc”, “Vâng ạ, quan xử hay lắm”.

Câu 4: Qua theo dõi cảnh tuồng Huyện đường, em hiểu như thế nào về thế độ và cách nhìn nhận của người dân xưa đối với chốn “cửa quan”?

Chốn công đường là nơi tôn nghiêm và thường khiến người dân sợ sệt. Bởi lẽ, họ là những con người thấp cổ bé họng, chỉ có thể đến cửa quan kêu oan, nhưng chính họ cũng không biết rằng cửa quan ngày ấy cũng lắm nhiễu nhương. Lời lẽ của lí trưởng và trùm sò khi được lính lệ gọi vào đầy vẻ khúm núm: “Vâng, tôi biết anh tử tế lắm, chúng ta với nhau rồi”; “Vâng, tôi xin hậu tạ, anh cứ giúp đỡ cho”.

Câu 5: Lời giới thiệu (qua hình thức nói lối) của con nhân vật tri huyện đã giúp người xem, người đọc hiểu được những điều gì về con người ông ta? Hãy so sánh lời tự giới thiệu đó của nhân vật cụ thể trong tuồng với những lời tự giới thiệu thường gặp trong đời sống để rút ra nhận xét cần thiết.

Trong phần nói lối, tri huyện tự giới thiệu mình là tri huyện – người có vị trí, uy thế lớn chốn cửa quan, có nhiều lợi lộc, có nhiều kinh nghiệm, từng trải trên chốn quan trường, xử kiện “được thua tự đồng tiền”, nếu người dân nào không nể sợ sẽ bị hắn bắt giam vào nhà lao.

Lời giới thiệu này cho thấy hắn là một tên quan tham nhũng, thiếu liêm khiết, quen dùng quyền uy của mình đề ăn hối lộ, đút lót của dân chúng. Ngoài ra còn là kẻ háo sắc, dốt nát và tự phụ.

Câu 6: Nếu được tham gia dựng lại cảnh Huyện đường trên sân khấu, em sẽ lưu ý điều gì về diễn xuất của diễn viên? Vì sao?

(Phần này các em tự tìm hiểu và đề xuất giải pháp)

Soạn văn 10 Huyện đường – Kết nối đọc viết

Phần kết nối đọc viết tổng hợp lại kiến thức đã chuẩn bị trong các phần: Trước, trong và sau khi đọc. Học sinh viết thành một đoạn văn theo cảm nhận và cách hiểu của mình về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian trong văn bản.

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua đoạn trích.

Cao trào vở kịch được đẩy lên khi Ốc mang của nả trộm được bán cho Thị Hến một gái goá trẻ đẹp. Lý trưởng và Trùm Sò vào lục soát nhà Hến, bắt được tang vật, liền giải ả lên quan huyện. Trên công đường, Hến làm cho quan huyện và thầy Đề mê mệt vì nhan sắc của mình. Cuối cùng, Thị Hến được tha bổng vì “có công lao làm đẹp cho xóm làng” trong khi thầy Lý bị đòn oan còn Trùm Sò không lấy lại được của cải đã mất. Tác phẩm kết thúc với cảnh Thị Hến lừa quan huyện, thầy Đề, lý Trưởng cùng đến nhà cô. Ba vị đức cao vọng trọng trong vùng cùng muốn có được Thị Hến, kết quả bị ba bà vợ đánh ghen một trận sống dở chết dở. Dù là tích truyện dân gian, thông điệp trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến phù hợp với xã hội hiện đại. Tác phẩm đả kích những lãnh đạo quan liêu, giả dối thông qua hình tượng tầng lớp cường hào ác bá phong kiến. Quan huyện và thầy đề ngày ngày kiếm cớ phạt vạ dân những tội như để chó “cắn hóng”, mổ trâu không xin phép, nhà có người chết không khai tử. Họ bàn bạc, chia chác công khai những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người dân. Trên công đường, họ ra vẻ uy nghiêm, quang minh chính đại nhưng nhanh chóng lộ bộ mặt tham lam, hèn nhát với dục vọng tầm thường.

Ngoài tiếng cười sảng khoái, tác phẩm cũng nói lên nỗi khổ, khát khao của người dân qua cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa Ốc và Hến. Ốc uất hận vì là thanh niên sức dài vai rộng nhưng ruộng, trâu không có, phải theo nghề “đào tường khoét vách” mưu sinh. Hến giãi bày nỗi khổ của người đàn bà goá chân yếu tay mềm, bị nhiều kẻ dòm ngó, “trêu hoa ghẹo nguyệt”.

Kết luận

Soạn bài Huyện đường giúp học sinh sẽ cảm nhận được cảnh làm việc vào thời điểm diễn ra kiện tụng liên quan vụ trộm với thái độ châm biếm. Nội dung văn bản hướng đến việc vạch trần bộ mặt xấu xa của bộ máy cai trị lúc bấy giờ, bao gồm cả tri huyện và đề lại.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *