Soạn bài Dục Thúy Sơn – Chân trời sáng tạo & Kết nối tri thức 10 

Soạn bài Dục Thúy Sơn trong chương trình Ngữ văn 10, bạn sẽ cảm nhận được cách dùng vẻ đẹp thiên nhiên diễn đạt nét đẹp con người. Đây chính là cách thể hiện tình cảm sâu sắc được các thi nhân xưa thường xuyên sử dụng.

www.thepoetmagazine.org cùng bạn khám phá chi tiết bài thơ theo chương trình Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức, học sinh sẽ hiểu rõ thông điệp nhà thơ muốn gửi gắm.

Table of Contents

Soạn bài 10 Dục Thúy sơn – Chân trời sáng tạo

Bài thơ Dục Thúy Sơn (Văn 10) mang đến cho người đọc cảm nhận khó tả trước cảnh đẹp của thắng cảnh. Từng câu thơ nói lên vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật, với nguồn cảm xúc dạt dào. Trả lời từng câu hỏi theo chương trình Chân trời sáng tạo sẽ giúp bạn hiểu được vẻ đẹp tác giả đề cập trong tác phẩm có ý nghĩa gì.

soạn bài dục thúy sơn
Soạn bài Dục Thủy Sơn theo chương trình Chân trời sáng tạo

1/ Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.

Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp diễm lệ, như đang ở tiên cảnh. Cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực là phép đối: Phù và trụy đối lập nhau, hai từ này có nghĩa là nổi và rơi. Hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp đang được cảm nhận theo chiều thẳng đứng.

Cụ thể, tác giả đã sử dụng phép đối tẩu mã, lời thơ ở dưới có ý thơ từ câu trên liên kết xuống, có sự kết nối, không thể đứng đơn lẻ. Tác giả chọn cách miêu tả hoa sẽ nổi trên mặt nước và tiếp tục phát triển nội dung khiến người đọc tưởng tượng như đang ở tiên cảnh.

2/ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao?

Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa trong hai câu luận. Cụ thể về các biện pháp đã được áp dụng là:

  • So sánh: Bóng tháp như trâm ngọc xanh,
  • Nhân hóa: Ánh sáng sông nước phản chiếu như ngọn núi đang soi mái tóc biếc.

Từ đó cho thấy, hình ảnh “trâm thanh ngọc” và “kính thúy hoàn” đã tăng liên tưởng cho người đọc. Hình ảnh núi Kinh Thúy từ được nhấn mạnh mang vẻ đẹp như đang ở thiên giới.

3/ Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết, tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ: Từ cảm nhận vẻ đẹp tuyệt vời của núi Dục Thúy đến chạnh lòng, nhớ đến quan Trương Thiếu Bảo.

Ở hai câu kết, tác giả nhắc đến Trương Thiếu Bảo vì cảm thấy nhớ nhung, ông đã từng đến núi này và có được bài kí đã khắc trên tháp.

Tác giả nhớ Trương Thiếu Bảo có ý nghĩa đẹp, nói lên tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, gợi mở dòng suy nghĩ của Nguyễn Trãi có dòng chảy của thời gian.

4/ Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất

Hình ảnh trong bài thơ gây ấn tượng sâu sắc nhất chính là bông hoa sen nổi trên mặt nước. Hình ảnh hoa sen vốn gắn liền với những điều thanh cao, thiêng liêng. Bông hoa này cũng khiến người đọc nghĩ ngay đến chốn “thần tiên”, khẳng định sự rung động trong tâm hồn nhà thơ trước cái đẹp.

Soạn văn Dục Thúy sơn – Kết nối tri thức

Soạn Dục Thúy Sơn theo chương trình Kết nối tri thức 10, bạn sẽ hiểu hơn về thể thơ, cấu trúc và ý nghĩa mang lại. Giải đáp chi tiết từng vấn đề được đặt ra, học sinh cảm nhận được tác giả đã dùng cách nào nói lên sự rung động của mình trước cảnh đẹp núi Dục Thúy.

soạn dục thúy sơn
Soạn Dục Thúy Sơn Kết nối tri thức 10

1/ Hãy kể một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.

  • Sông Bạch Đằng khơi nguồn cảm hứng cho Trương Hán Siêu viết bài “Bạch Đằng giang phú”.
  • Đèo Ngang khơi nguồn cảm hứng cho Bà Huyện Thanh Quan viết bài Qua Đèo Ngang.

2/ Chia sẻ ngắn gọn ấn tượng của bạn về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy.

Phú Sông Bạch Đằng là bài thơ được tác giả sử dụng bút pháp khoa trương, cường điệu để nêu bật sở thích ngao du sơn thủy và trình độ hiểu biết, trải nghiệm sâu sắc của nhân vật trữ tình. Ông là người cương trực, học vấn uyên thâm nhưng con người của ông cũng phóng khoáng và hết mình vì thiên nhiên. Các hình ảnh tượng trưng mang dấu ấn khiến người đọc cảm nhận tác giả là người đã từng đi du ngoạn nhiều nơi và lấy việc này làm vui thú ở đời. Các địa danh được ông nhắc tới mang tính chất ước lệ, lấy trong sử sách Trung Quốc. Thực tế, tác giả đi thăm các danh thắng thông qua sách vở và trí tưởng tượng. Toàn bài thơ đã thể hiện rõ lòng yêu nước, tự hào dân tộc của tác giả trước chiến thắng lẫy lừng của nhà trần trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam.

3/ Lưu ý các yếu tố cơ bản của thể loại.

Các yếu tố cơ bản của thể thơ ngũ ngôn bát cú thuộc thể thơ Đường luật, có tám câu, mỗi câu thơ năm chữ.

Về cơ bản thì luật bằng trắc, niêm và vần của thể ngũ ngôn bát cú cũng giống như thể thất ngôn bát cú.

Ngũ ngôn: Luật trắc vần bằng

T-T-T-B-B (vần)

B-B-T-T-B (vần)

B-B-B-T-T (đối câu 4)

T-T-T-B-B (vần) (đối câu 3)

T-T-B-B-T (đối câu 6)

B-B-T-T-B (đối câu 5)

B-B-B-T-T

T-T-T-B-B (vần)

Ngũ ngôn: Luật bằng vần bằng

B-B-T-T-B (vần)

T-T-T-B-B (vần)

T-T-B-B-T (đối câu 4)

B-B-T-T-B (đối câu 3)

B-B-B-T-T (đối câu 6)

T-T-T-B-B (đối câu 5)

T-T-B-B-T

B-B-T-T-B (vần)

4/ Chú ý các chi tiết miêu tả, hình ảnh so sánh, ẩn dụ

Hình ảnh so sánh: “dáng núi” như “đóa sen”; “bóng tháp” như “trâm ngọc xanh”; “ngọn núi” như “mái tóc biếc”: trang nhã, cao quý.

Hình ảnh ẩn dụ: “hoa sen”, “bóng tháp”: hai hình ảnh ẩn dụ mĩ lệ, mang tư tưởng Phật gia.

5/ Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.

Khác biệt ở độ dài ngắn của câu.

Câu thơ dịch nghĩa rõ nghĩa, câu thơ dịch hàm súc nhưng khó hiểu.

6/ Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy sơn.

Kết cấu kiểu: Đề, Thực, Luận, Kết (Theo luật thơ Đường).

  • 2 câu đầu: Đề
  • Câu 3, 4: Thực
  • Câu 5, 6: Luận
  • 2 câu cuối: Kết.

7/ Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?

Câu 1: “non tiên” giữa cửa biển.

Câu 3: “như cảnh tiên rơi xuống cõi trần gian”.

Hai hình ảnh “tiên san” và “tiên cảnh” hô ứng cho nhau, ca ngợi Dục Thúy là thắng cảnh, đẹp kì lạ và hiếm có trên đất nước ta.

Ngắm từ xa đến gần, tác giả mô tả núi như một bông sen khổng lồ (ẩn dụ). Hoa sen là hình ảnh quen thuộc của đạo Phật.

Hai chữ “phủ” (nổi lên” và trụy (rơi xuống) đối chọi thần tình, gợi tả cảnh núi non, chùa chiền sông nước vừa thực vừa ảo, cảm xúc chìm nổi, trầm bổng, lâng lâng.

8/ Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi?

Những chi tiết miêu tả cận cảnh nằm ở các câu thơ: 1, 3, 4, 5, 6.

Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi: Cảm xúc thương nhớ được Nguyễn Trãi biểu hiện với những dư âm sâu sắc của thiên nhiên qua bài Dục Thúy sơn. Cái chạnh lòng đó là những giây phút buồn rầu, có chút hiu quạnh trong tâm hồn khi nhớ đến Trương Thiếu bảo, nhớ những tấm bia đá đã đi qua bao năm tháng giờ còn là rêu phong. Hình ảnh thơ phong phú với lối viết ẩn dụ đầy giá trị, Nguyễn Trãi đã sáng tạo nên bài thơ “Dục Thúy sơn” thật sâu sắc và đầy thi vị.

9/ Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài “đăng cao”, “đăng sơn” thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sông kì vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm nỗi niềm chung ấy hay bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?

Nhà thơ bày tỏ sự xúc động trước nét chữ đã mờ trên bia đá và làn rêu, bày tỏ tình cảm với nhà thơ Trương Hán Siêu đời Trần. Đây là nỗi niềm về tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn”, thấm đẫm qua vần thơ đẹp. Hai chữ “hữu hoài” thật sâu, thật nặng cái ân tình cao cả khi nhớ về người xưa và lịch sử dân tộc.

Kết luận

Soạn bài Dục Thúy Sơn mới cảm nhận được sự tài năng và tinh tế của tác giả Nguyễn Trãi. Ông đã thành công khi gợi tả được nét đẹp hùng vĩ của núi Dục Thúy qua hình ảnh và biện pháp tu từ độc đáo. Bức tranh thiên nhiên qua lời thơ của tác giả trở nên rõ nét hơn, đồng thời cũng thể hiện rõ tâm trạng nhớ nhung về quá khứ.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *