Soạn bài Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời – Kết nối tri thức lớp 10

Soạn bài Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời với phần hướng dẫn chi tiết là tài liệu học tập bổ ích. Học sinh có thể tham khảo The POET Magazine (www.thepoetmagazine.org)để có sự chuẩn bị bài tốt nhất trước khi đến lớp.

Table of Contents

Soạn Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời văn lớp 10 trước khi đọc văn bản

Soạn bài Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời chi tiết theo chương trình SGK Ngữ văn 10. Điều này giúp học sinh nắm vững được ý nghĩa các tình huống trong truyện.

Tóm tắt sử thi Đăm Săn

Theo tục “nối dây”, Đăm Săn phải lấy hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhi làm vợ. Anh đã tìm đủ mọi cách cưỡng lại số mệnh, nhưng đã bị Trời lấy ống điều gõ vào đầu bảy lần “Đăm Săn chết lịm, rồi Trời cho sống lại”. Phải làm theo lệnh Trời, Đăm Săn trở thành một tù trưởng giàu mạnh, danh tiếng vang lừng rừng núi. Anh đã cùng bộ tộc đánh thắng hai tù trưởng đối địch là Mtao Grư và Mtao Mxây. Ngang tàng coi thường thần linh, Đăm Săn chặt Cây Thần; cây đỗ quật chết Hơ Nhị và Hơ Bhị. Anh đi lên Trời, cầu xin Trời cứu sống hai nàng. Sau đó, Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời để có “hai vợ lẽ… vợ thật đẹp”. Cuộc cầu hôn thất bại, anh trở lại quê nhà, bị chết lún trong rừng ma đất đen. Đăm Săn cháu lại theo “nổi dậy” đi tiếp cuộc đời của cậu,..

Tóm tắt đoạn trích: Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời

Sau khi đã chiến thắng Mtao Grụ và Mtao Mxây để giải cứu Hơ Nhị, Hơ Bhị, Đăm Săn trở thành một tù trưởng giàu mạnh, vang danh đến thần, tiếng tăm lừng lẫy khắp núi rừng. Nhưng chàng vẫn quyết tâm ra đi để chinh phục Nữ thần Mặt Trời muốn bắt nàng về làm vợ lẽ cho mình, để “từ người Ê-đê bên bờ sông cho đến người Mnông ở dưới thấp không còn một ai dám trái lời”, không một tù trưởng nào có thể sánh với chàng. Đăm Săn đã một mình đi suốt nhiều ngày liền, băng rừng vượt núi để đến nhà Nữ thần Mặt Trời, tuy nhiên chàng đã bị từ chối. Đăm Săn ngang nhiên ra về, mặc cho Nữ thần Mặt Trời cảnh báo chàng sẽ chết khi mặt trời lên. Trên đường về, cả người và ngựa của Đăm Săn đều bị kéo chìm xuống bùn lầy.

soạn Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời
Tóm tắt sơ lược tác phẩm

Câu 1: Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn thông tin về một số đặc điểm văn hoá của người Ê-đê (ví dụ: trang phục, ẩm thực, nhà ở, lễ hội,…).

Trả lời (1)

Theo báo Đắk Lắk, ngày 04/7/2015 do tác giả Trương Bi, viết: Dân tộc Êđê (còn gọi là La Đê, Ra Đê, Rơ Đê) sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm Êđê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hoà. Dù cư trú ở địa bàn nào, đồng bào Êđê đều sống thành từng buôn làng, gắn với canh tác nương rẫy và luôn luôn gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

Từ bao đời nay nhà dài Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ như những trang huyền thoại. Nhà dài là một kiến trúc độc đáo, có hình dáng gần giống như chiếc thuyền, trên rộng dưới hẹp, gợi mở về lịch sử tổ tiên người Êđê từ xa xưa đã từng lênh đênh trên những chiếc thuyền đi tìm vùng đất cư ngụ. Nhà dài Ê Đê có hai phần chính: Phần thứ nhất là gian gah (còn gọi là gian khách), phần thứ hai là gian ôk (gian ngủ) được chia từng buồng nhỏ cho từng cặp vợ chồng trong gia đình mẫu cây gỗ quý, phía đầu cầu thang nơi tiếp giáp với hiện nhà được tạc hình mặt trăng hệ. Đặc biệt, nhà dài Êđê có cầu thang lên xuống gồm bảy bậc, được làm từ một lưỡi liềm, dưới hình lưỡi liềm được tạc hai bầu vú căng tròn, tượng trưng cho uy quyền của người phụ nữ trong gia đình theo chế độ mẫu hệ. Dưới mái nhà dài từ không gian hát kể sử thi, không gian dệt thổ cẩm, không gian sinh hoạt cộng đồng, bao đời nay đã trở thành không gian diễn xướng cồng chiêng, không gian lễ hội, không gian hình thành và phát triển của gia đình mẫu hệ.

Bến nước là bản sắc văn hoá của các buôn làng Ê Đê ở Tây Nguyên. Xưa kia, trước khi lập một buôn làng mới, các tộc người Ê Đê thường cử người có uy tín (thường là người bà đứng đầu dòng họ) đi tìm bến nước. Bến nước tìm được phải đạt được những yêu cầu cơ bản: Có nguồn nước sạch dồi dào không bao giờ cạn; có khu đất cao ráo bằng phẳng để lập buôn; có khu đất màu mỡ để làm nương rẫy có khu rừng nguyên sinh gắn với bến nước để làm nguồn sống cho cộng đồng; có khoảnh đất phía tây buôn làng để làm khu nhà mồ. Nếu hội đủ các yếu tố trên thì bà trưởng dòng họ sẽ di dời con cháu đến vùng đất này để lập buôn mới. Tên buôn thường mang tên người tìm ra bến nước. Theo phong tục của người Êđê, người tìm ra bến nước được gọi là chủ bến nước (Pô Pin Êa), đồng thời là chủ đất, chủ buôn. Chủ bến nước mang tính gia truyền. Nếu bà chủ bến nước qua đời thì con gái út (người thừa kế tài sản gia đình mẫu hệ) thay mẹ làm chủ bến nước, rồi tiếp đến cháu, chắt là nữ thuộc họ mẹ kế tục làm chủ bến nước. Theo tập quán, hằng năm sau mùa rẫy, các buôn làng Ê Đê thường làm vệ sinh bến nước, thay lại máng nước và tổ chức lễ cúng bến nước để tạ ơn thần linh; thông qua đó mà giáo dục con cháu về ý thức bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước.

Văn hoá truyền thống của người Êđê mang đậm tính mẫu hệ: Chủ bến nước từ bao đời kế thừa nối tiếp nhau là một người phụ nữ đứng đầu dòng họ; buôn mang tên người phụ nữ có công tìm ra bến nước; ngôi nhà dài do một người phụ nữ (bà hoặc mẹ) cai quản; cầu thang nhà dài được tạc hai bầu vú căng tròn, tượng trưng uy quyền của người phụ nữ trong gia đình; bộ chiêng đồng có mười cái và một chiếc trống H’gơr tượng trưng cho người bà, khi trống H’gơr phát lệnh thì dàn chiêng mới được diễn tấu. Mặt trống H’gơr, một đầu bịt da con trâu cái, một đầu bịt da con trâu đực. Trong quá trình diễn xướng, nghệ nhân chỉ được đánh vào mặt trống bịt da trâu cái, còn mặt trống bịt da trâu đực chỉ được đánh báo hiệu khi trong nhà có người qua đời. Bất kỳ một nghi lễ nào, người phụ nữ chủ gia đình và các phụ nữ trong gia đình, trong dòng họ đều được mời uống rượu trước, sau đó mới đến nam giới. Trong quá trình làm rẫy, mỗi chủ rẫy đều có một đám rẫy “thiêng” để trồng lúa nếp và lúa tẻ dùng vào việc cúng thần linh, tổ tiên, ông bà. Đám rẫy này cấm kị không cho ai vào, chỉ duy nhất một mình bà chủ rẫy tự đốt rẫy, gieo hạt, chăm sóc và thu hoạch đưa lúa về nhà. Đặc biệt, trong hôn nhân, các cô gái Êđê khi đến tuổi trăng tròn thường chủ động đi tìm bạn đời. Sau lễ cưới chàng trai về ở bên nhà vợ. Con cái sinh ra lấy họ mẹ. Việc quản lí gia đình, quản lí tài sản, phân công lao động cũng như lo việc ăn uống hàng ngày và tổ chức các út trong gia đình được quyền thừa kế tài sản, thừa kế chức danh chủ bên nước sau nghi lễ hằng năm đều do người bà, người mẹ chỉ đạo và quyết định. Người con gái út trong gia đình được quyền thừa kế tài sản, thừa kế chức danh chủ bến nước sau khi người bà, người mẹ qua đời.

Cồng chiêng là di sản văn hoá quý báu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và đồng bào Êđê nói riêng. Cồng chiêng được coi là vật thiêng nhất, có tộc Êđê có dàn chiêng đồng 10 cái (gọi là ching Knah) gắn với một trống H’gơr, giá trị nhất trong mỗi gia đình, dòng họ và mỗi thành viên trong cộng đồng. Dân bên cạnh đó còn có bộ ching Kram (chiêng tre) mỗi bộ gồng có 7 thanh tre được chế tác dài ngắn khác nhau theo thang âm của dàn chiêng Knah để diễn tấu các nghi lễ – lễ hội. Cồng chiêng đi suốt vòng đời của mỗi con người, từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trưởng thành sinh con đẻ cái và cuối cùng trở về với thế giới của tổ tiên, ông bà. Nó chia sẻ nỗi buồn và niềm vui của mọi gia đình trong cộng đồng. Sử thi, người Ê Đê gọi là klei khan (còn có tên là Khan, Ghan Akhan). Theo ngôn ngữ Êđê, klei khan là một hình thức kể chuyện tổng hợp được thông qua ngôn ngữ hát kể. Hát kể sử thi là một bức tranh sinh hoạt văn hoá cộng đồng, một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người Êđê Khan Ê đê được kể trong không gian nhà dài vào những đêm trăng sáng; trong không gian lễ hội gọi là mùa “ăn năm uống tháng”; trong không gian lễ bỏ mả, trong không gian chòi rẫy vào mùa làm rẫy; trong không gian chăn thả đàn trâu bò… Đây là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng thu hút đông đảo người nghe: già trẻ, gái trai trong buôn làng; có ý nghĩa giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, ý chí kiên cường, bất khuất tình yêu người, yêu quê hương buôn làng cho mọi thành viên trong cộng đồng. Trong các buôn làng của người Êđê hiện còn lưu truyền các sử thi: Đăm Săn, Dăm Ji, Sing Nhã, Khing Jú, Dăm Tiêng, Dăm Trao-Dăm Rao M’drông Dăm, Dăm Bhu-Dăm Bha…

Trả lời (2)

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG Ê ĐÊ

Cũng như những dân tộc khác, Ê đê có riêng cho mình trang phục truyền thống với những đường nét hoa văn mang đậm bản sắc của con người nơi đây. Trong văn hoá của người Ê đê, đàn ông và phụ nữ sẽ có trang phục truyền thống riêng nhưng vẫn giữ được nét đẹp chung của dân tộc.

Trang phục nữ giới Ê đê

Trang phục truyền thống của phụ nữ Ê đê đó là váy tấm, áo chui. Bằng bàn tay khéo léo và sự tinh tế, tỉ mẩn của mình, người Ê đê đã dệt nên những bộ trang phục mang đậm màu sắc của dân tộc. Những đường viền được kết hợp cùng với các dải hoa văn bằng những sợi chỉ đỏ, vàng hoặc trắng.

Phần tay áo được thiết kế có phần ngắn và tương đối hẹp, phần cổ cao và rộng để có thể dễ dàng chui mặc. Người phụ nữ Ê đê mặc váy tấm, là các tấm vải choàng được quấn quanh eo thành nhiều vòng và được cố định lại với nhau bằng các sợi dây.

Tấm vải này có hình chữ nhật với phần chiều rộng khoảng 1,3m và chiều dài khi thả xuôi xuống là gần 1m. Khi mặc lên mình, gấu của váy có thể dài chạm đến gót chân của người phụ nữ tạo nên sự kín đáo.

Áo của phụ nữ Ê đê có tên gọi là Ao mniê. Chiếc áo này có thiết kế khá đặc biệt, nó được xẻ ngang từ bờ vai trái sang vai phải và được mặc bằng cách chui. Khi mặc lên, áo ôm sát vào thân mình của các cô gái và được buông xuôi dài tới phần thắt lưng. Hai vạt trước và sau của áo có chiều dài bằng nhau. Chiếc áo này không có thiết kế hở tà. Ngoài ra, tùy vào nhu cầu và từng mùa mà áo của người phu nữ dân tộc Ê đê dài tay hoặc ngắn tay.

Trang phục nam giới Ê đê

Trang phục truyền thống của nam giới Ê đê đó là đóng khố và mặc vải tấm. Ao êkei là tên gọi chiếc áo của người đàn ông Ê đê. Chiếc áo này cũng có thiết kế như áo của nữ tuy nhiên nó có phần rộng và dài hơn. Phần cổ áo được khoét tròn có xu hướng nghiêng về phía trước và được xẻ thành một đường ở trước ngực.

Chiếc áo lễ phục của nam giới Ê đê thường có phần tay áo khá dài. Cùng với đó là vạt sau dài hơn vạt trước. Vạt trước có thể che hết được phần bụng dưới còn vạt sau thì che hết mông của người mặc.

Trong truyền thống, đàn ông Ê đê dùng khố để che chắn nửa thân dưới của mình. Thông thường khố có chiều rộng rơi vào khoảng 30cm. Tuỳ vào địa vị xã hội và dịp lễ mà khổ có độ dài ngắn khác nhau. Những người ở tầng lớp cao hơn thường vận khố có chiều dài hơn.

Khố được mặc bằng cách quấn vòng quanh eo sau đó được luồn qua háng. Một đầu khổ được giắt ở bên sườn giúp cố định chiếc khố được chắc chắn, phần còn lại được buông thả ở chính giữa phía trước.

Trên đây là những chia sẻ xung quanh trang phục dân tộc Ê đê để bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã tìm thấy cho mình những thông tin hữu ích.

Câu 2: Tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng mặt trời trong một số nền văn hoá.

Hàng ngàn năm về trước, các nền văn hoá cổ trên khắp các châu lục đều tôn thờ thần Mặt trời. Điều này không có gì ngạc nhiên vì mặt trời là vật thể sáng nhất trên bầu trời, mọc và lặn mỗi ngày từ bao đời nay. Các nền văn minh cổ đại cho rằng, Mặt trời và Mặt trăng là những đối tượng cần được tôn trọng.

  1. Nền văn minh Ai Cập cổ đại
  2. Nền văn minh Lưỡng Hà
  3. Nền văn minh Hy Lạp cổ đại
  4. Nền văn minh Inca cổ đại
  5. Nền văn minh Aztec cổ đại

Các vị thần Mặt trời và sự thờ cúng thần Mặt trời được tìm thấy trong hầu hết các sử sách được ghi chép lại dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trong suốt chiều dài lịch sử, sự tôn thờ thần Mặt trời đã được chứng thực rõ nét, nhiều nền văn hoá cổ đại rất coi trọng việc thờ cúng thần Mặt trời, như: người Ai Cập cổ đại, các nền văn hoá Ấn-Âu và nền văn hoá Mesoamerica cổ đại.

Người xưa cho rằng, mặt trời là vị cha chung của vũ trụ, người ban sự sống, ánh sáng và kiến thức cho nhân loại. Còn các vì sao là những vật thể đặc biệt trên bầu trời chịu trách nhiệm mang lại ánh sáng khi trời tối. Do vậy, các vị vua cai trị những để chế hùng mạnh nhất trong lịch sử từng tuyên bố mình là hậu duệ của thần Mặt trời Điển hình là vị Pharaoh Ai Cập cổ đại, Akhenaten, người truyền bá thuyết độc thần tin vào sự tồn tại của một Đấng tối cao duy nhất và có uy quyền phổ quát cho người Ai Cập cổ đại, đối lập với thuyết đa thần, tôn thờ nhiều vị thần.

Truyền thuyết từ Nam Mỹ cho chúng ta biết về người cai trị đế quốc Inca (để quốc lớn nhất ở châu Mỹ thời kỳ tiền Columbus), vị vua Pachacuti vĩ đại có quyền lực trên một phạm vi rộng lớn nhờ chiếc đĩa mặt trời phản chiếu.

Còn trong tín ngưỡng Ai Cập Cổ đại, vị Pharaoh Akhenaten thờ cúng chiếc đĩa mặt trời Aten. Aten được mô tả dưới dạng một cái đĩa lớn màu đỏ và tỏa ra ánh sáng. Gần như tất cả các tôn giáo trên thế giới đều hướng về một vị thần toàn năng duy nhất. Các tín ngưỡng truyền thống và thần thoại thờ cúng một vị thần duy nhất trong nguồn gốc của mình. Tín ngưỡng đa thần dường như đã phát triển từ sự xói mòn của thuyết độc thần.

Thần mặt trời đại diện cho mặt trời và các khía cạnh liên quan, như tia nắng đại diện cho ánh sáng, ấm áp, và tăng trưởng, là sự tín phụng của vị Pharaoh Akhenaten đối với chiếc đĩa mặt trời Aten.

Trong thần thoại của nhiều nền văn minh cổ đại, mặt trời là một vị thần được tôn sùng. Người Ai Cập cổ đại, người Lưỡng Hà, người Mexico, người Inca, người Trung Quốc, người Nhật Bản, người Hy Lạp và thậm chí cả người Hindu cổ đại đều có các vị thần hoặc vị thần đại diện kết nối với Mặt trời. Người cổ đại coi Mặt trời là nguồn gốc của một vị thần tối cao và sau này được coi là thuyết độc thần. Mặc dù các nền văn minh khác nhau tôn thờ các vị thần mặt trời khác nhau, trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta đề cập đến 5 nền văn minh cổ đại tôn thờ thần Mặt trời được biết đến nhiều nhất.

Nền văn minh Ai Cập cổ đại

Đối với người Ai Cập cổ đại, mặt trời tượng trưng cho sự phát triển, sức nóng, sức mạnh và ánh sáng. Chỉ riêng điều này đã khiến các vị thần Mặt trời trở nên quan trọng. Người Ai Cập sùng bái thần Mặt trời và thịnh hành trong nhiều thế kỉ, bao gồm thần Horus, Ra, Wadjet, Sekhmet, Hathor, Nut, Isis và Bat.

 

Từ triều đại thứ năm, các vị thần địa phương hợp nhất với thần Ra để tạo ra các vị thần động nhất, như: Atum-Ra, Min-Ra, hoặc Amun-Ra. Trong triều đại thứ 18, Vi Pharaoh Akhenaten đã thay đổi tín ngưỡng đa thần, tuyên bố thuyết độc thần, thờ phụng chiếc đĩa mặt trời Aten, chống lại sức ảnh hưởng lớn mạnh của phái giáo sĩ Amun.

Nền văn minh Lưỡng Hà

Thần Mặt trời Utu của người Sumer, thờ phụng dưới tên là Shamash, đồng thời là thần công lí, đạo đức và chân lí, đóng một vai trò quan trọng ở khu vực Lưỡng Hà, thời kỳ đồ đồng. Ông là người mang lại hơi ấm và ánh sáng cho đất đai, không có ông thì cây cối hoa màu không thể phát triển. Người Sumer tin rằng, khi cưỡi cổ xe mặt trời ngang qua bầu trời, thần Utu quan sát và coi sóc tất cả mọi việc diễn ra vào ban ngày. Ông là thành viên của chùm tinh tú gồm bộ 3 vị thần: thần mặt trời Utu, thần mặt trăng Nanna và nữ thần tình yêu và chiến tranh biểu Inanna, tượng là ngôi sao ban mai.

Nền văn minh Hy Lạp cổ đại

Trong thần thoại Hy Lạp, Helios chính là thần Mặt trời. Helios được miêu tả là một vị thần điển trai với chiếc vương miện vàng tỏa vầng hào quang mạnh mẽ, tuyệt diệu. Ông cưỡi một cỗ xe trên trên bầu trời, lướt qua các đại dương và con sông bao quanh Gaea. Helios là người bảo vệ lời thề và vị thần thị lực. Nhà thơ Hy lạp cổ đại xuất sắc Homer kể rằng chiến xa của Helios được kéo bởi những con bò đực bằng lửa, mặc dù nhà thơ Hy Lạp cổ đại Pindar mô tả chúng là “những con ngựa phun lửa”.

Hesiod, một trong những nhà văn vĩ đại đầu tiên của nền văn học Hy Lạp, cũng n quan thì là con gái của 2 vị thần, thần Titan Hyperion và nữ thân quan sát Theia. cho chúng ta biết rằng nữ thần bình minh Eos là một nữ thần mặt trời của Hy Lạp, là con gái của 2 vị thần, thần Titan Hyperion và nữ thần quan sát Theia.

Nền văn minh Inca cổ đại

Nền văn minh cổ đại Inca, cũng như nhiều nền văn minh khác trước đó, phát triển mạnh mẽ việc thờ cúng thần Mặt trời. Thần Inti, vị thần mặt trời được cho là tiên và là một trong những vị thần quan trọng của người Inca.

Nền văn hoá Inca, ngày nay là khu vực thuộc Peru, Ecuador, Bolivia, một phần của Chile và Argentina.

Người Inca coi vị vua của họ là con trai của thần Mặt trời Inti. Truyền thuyết về cội nguồn của người Inca kể rằng, con trai của thần Mặt Trời là Manco Inca và em gái là Mama Ocllo được thần Inti phái xuống Trái Đất, trên hòn đảo Mặt trời, bên hồ Titicaca linh thiêng.

Với sự đô hộ của Tây Ban Nha và tôn giáo Công giáo bị áp đặt, các thần dân của đế chế Inca buộc phải ngừng tôn thờ thần Mặt trời. Lễ hội Inti Raymi được tổ chức vào ngày 24/6 hằng năm và lễ hội Cápac Raymi vào tháng 12, để tôn vinh thần Mặt trời, vị thần được người Inca coi là đấng sáng tạo ra vạn vật trên trái đất cũng như quyết định vận mệnh của con người và vũ trụ.

Nền văn minh Aztec cổ đại

Theo người Mexica cổ đại cai trị đế chế Aztec – Mặt trời được coi là một vị thần quan trọng, và do niềm tin tín ngưỡng, họ dùng trái tim và hộp sọ của tù binh chiến tranh để hiến tế các vị thần của mình, truyền “hơi thở thần thánh” cho thần Tonatiuh – tên của thần Mặt Trời Aztec – giữ cho hơi thở tồn tại. Điều thú vị là người Mexica coi thần Tonatiuh là người đứng đầu thiên đường, đến từ nơi xa xôi. Tonatiuh là thần Mặt trời thứ năm vì người Mexica tin rằng thần nắm quyền kiểm soát khi thần Mặt trời thứ tư bị buộc phải ra khỏi bầu trời. Theo người Aztec cổ đại, mỗi Mặt trời là một vị thần với kỉ nguyên vũ trụ riêng.

Soạn Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời phần đọc văn bản

Học sinh đọc văn bản và trả lời những câu hỏi trong sách. Qua đó, dễ dàng hiểu được ý nghĩa của các chi tiết có trong tác phẩm.

Câu 1: Chú ý các chi tiết mô tả Đăm Săn khi đến nhà Đăm Par Kvây.

Các chi tiết là:

– Đăm Săn giặm chân trên lên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây.

– Đăm Săn giắt chà gạc lên, rồi ngồi xuống, nghênh nghênh như con rắn trong hang, ngang hàng như con cọp trong đầm, như con tê giác trong thung.

– Đăm Săn nói nói cười cười, tiếng oang oang như sấm gần sét dậy.

Câu 2: Cảnh tiếp đón Đăm Săn trong nhà Đăm Par Kvây. Chú ý các chi tiết về đời sống văn hóa và phong tục của người Ê Đê.

Đăm Săn được tiếp đón như một khách quy trong nhà Đăm Par Kvây, họ trải chiếu, mang thuốc sợi, thuốc lá, trầu cho Đăm Săn hút, ăn. Họ giết gà, giã gạo, nấu cơm mời Đăm Săn. Không những thế còn mang rất nhiều thứ rượu quý mời chàng uống.

Câu 3: Dự báo về hành trình tới nhà Nữ Thần Mặt Trời.

Khi ở nhà Đăm Par Kvây, khi biết ý định đến nhà Nữ Thần Mặt Trời của Đăm Săn, mọi người đều khuyên chàng không nên đi, bởi “rừng này nhiều cọp, đường này nhiều rắn, không ai vào bắt Nữ Thần Mặt Trời được đâu! Đường đi hái cà người ta trồng chông lớn, đường đi hái ớt người ta trồng chông nhỏ, người lớn đi chết đằng người lớn, nhà giàu đi chết đằng nhà giàu, dũng tướng đi chết đằng dũng tướng”. Cho nên, có thể dự đoán hành trình không dễ dàng của Đăm Săn khi tới nhà Nữ Thần Mặt Trời.

Câu 4: Lời khuyên của Đăm Par Kvây với Đăm Săn.

Lời khuyên như sau:

“Tôi cột diêng bằng thừng, tôi trói diêng bằng dây, tôi không cho diêng đi vào đấy đâu. Tôi xin cúng cầu phúc cho diêng một lợn, tôi xin tiễn chân diêng một trâu, tôi không cho diêng đi vào rừng thiêng của nhà Trời đâu. Ở đây, chông lớn nhiều như lông chim, chông nhỏ nhiều như lông chó, con sóc nhảy vào thân nó cũng khó mà vẹn toàn nữa là!”

soạn văn Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời
Đọc hiểu tác phẩm theo SGK

Câu 5: Chú ý thái độ của Đăm Săn khi nghe lời khuyên của Đăm Par Kvây?

Đăm Săn cương quyết, không run sợ trước những lời cảnh báo đó mà ngược lại còn quyết tâm đi hơn “Gặp cọp, tôi sẽ giết cọp. Gặp tê giác, tôi sẽ giết tê giác”. Đăm Săn tự tin và không ai dám chống lại người tù trưởng giàu mạnh.

Câu 6: Đối chiếu từ ngữ miêu tả ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời và phần chú thích văn bản.

Ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời trong văn bản với phần chú thích được miêu tả giống nhau.

Câu 7: Hình dung về cảnh tượng ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời.

Ngôi nhà của Nữ Thần Mặt Trời được miêu tả trong hiện lên đẹp đẽ và lấp lánh với mọi thứ bằng vàng, cho thấy sự sang trọng và giàu có. Khung cảnh của nhà Nữ Thần Mặt Trời tấp nập, náo nhiệt.

Câu 8: Tưởng tượng về hình ảnh Nữ Thần Mặt Trời.

Đó là hình ảnh xinh đẹp, uy quyền và được mọi người tôn kính.

Câu 9: Vì sao Nữ Thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn.

Bởi vì, nàng còn phải lo cho sinh mệnh, sự sống của rất nhiều loài vật trên Trái Đất này. Hơn nữa, nàng còn là con của Trời nên nàng không thể đi cùng Đăm Săn.

Câu 10: Lưu ý phản ứng của Đăm Săn khi bị Nữ Thần Mặt Trời.

Khi bị từ chối, Đăm Săn ban đầu vẫn giữ thái độ kiên quyết, “tôi không về”, “có lấy được nàng tôi mới về”,… Nhưng sau đó, chàng đành từ bỏ, vì sự kiên định của Nữ Thần Mặt Trời. Cho nên chàng nói: “Tôi đành quay về làng hoang nhà cũ của tôi vậy”.

Câu 11: Tưởng tượng cảnh Đăm Săn trong Rừng Đen?

Có thể Đăm Săn bị Trời trừng phạt vì dám làm mất tôn nghiêm người con gái của Trời.

Nếu lãng mạng và giàu trí tưởng tượng hơn nữa, thì có thể Nữ Thần Mặt Trời cảm cái sự chân tình của Đăm Săn mà cùng đi với chàng để bảo vệ tình yêu, như quyền tự do luyến ái của xã hội hiện đại ngày nay. Kết thúc như vậy thì đẹp biết bao!

Soạn văn Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời trả lời câu hỏi sau văn bản

Giải đáp những câu hỏi phần này là cách giúp học sinh tổng hợp kiến thức của toàn bài. Việc soạn bài Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời giúp học sinh dễ dàng hơn khi làm bài phân tích tác phẩm.

Câu 1: Tóm tắt những sự kiện chính trong đoạn trích. Những sự kiện đó thể hiện phẩm chất gì của người anh hùng Đăm Săn?

Đó là:

– Đăm Săn đi gặp “ơ diêng” – người bạn, bằng hữu thân thiết của mình là Đăm Par Kvây để nói về ý định đi bắt Nữ Thần Mặt Trời của mình.

– Đăm Săn lên đường ra đi, đến nhà của Nữ Thần Mặt Trời, vượt biết bao là rừng rậm núi xanh.

– Đăm Săn nói chuyện với Nữ Thần Mặt Trời về việc muốn nàng làm người vợ lẽ của mình với thái độ rất kiên quyết và bị từ chối.

– Đăm Săn ra về, nhưng ngựa của chàng bị lún dần xuống mặt đất và cuối cùng của người và ngựa đều chết chìm.

Câu 2: Lời kể, lời miêu tả, lời đối thoại có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật? Hãy làm rõ những đặc trưng của lời văn sử thi trong đoạn trích này.

– Lời kể: “họ đi suốt tháng suốt năm, lúc nghe sông nước rì rào, lúc nghe biển cả gào thét, người cưỡi ngựa đực, người cưỡi ngựa cái, ngựa thổ hổn ha hổn hển”, “bọn đàn ông con trai trong làng chạy ra tận giếng làng để xem, còn bọn đàn bà con gái thì đứng nhìn từ các sàn sân”,…

– Lời miêu tả: cường điệu, ngợi ca “Đăm Săn… đầu đội khăn nhiễu, vai mang mai hoa… tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy”, “người đi ra đi vào nhà trong nhà ngoài đưa mắt nhìn chàng, thấy chàng oai như một vị thần”…

– Lời thoại:

“Mặc, diêng cứ để tôi làm bàn trang tôi san đường tôi đi. Gặp cọp, tôi sẽ giết Tay Cặp tê giác, tôi sẽ giết tê giác”

+ “…  thử hỏi có ai dám chống lại Đăm Săn này…”

+ “… có lấy được nàng tôi mới về”

Những lời thoại, lời kể và miêu tả trên đã góp phần thể hiện tính cách, đặc điểm của nhân vật một cách chi tiết và rõ nét hơn cả về ngoại hình lẫn tính cách. Hình ảnh của Đăm Săn xuất hiện trong mắt dân làng cho thấy sự khác biệt và phí tưởng của chàng, những lời nói, hành động của Đăm Săn thể hiện sự kiên cường, đăng cảm và có khát vọng lớn lao của chàng.

Những đặc trưng của lời văn sử thi cũng được thể hiện rất rõ trong đoạn trích này như:

– Giọng kể văn xuôi xen lẫn văn vần: “Chàng đi hết rừng rậm đến núi xanh… là đẹp thật!”; “Đăm Săn xuống ngựa, tháo yên,… một ngôi nhà như vậy cả”.

– Sử dụng yếu tố thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ

– Hình thức nghệ thuật ngôn ngữ dân gian

– Hình ảnh: giàu tính cường điệu.

Câu 3: Người kể chuyện trong đoạn trích này là ai? Hãy tìm hiểu một số thông tin về hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê.

Người kể chuyện trong đoạn trích này là ngôi kể thứ ba.

Hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê:

Người Êđê gọi sử thi là klei khan. Klei nghĩa là lời, bài; khan nghĩa là hát kể. Hát kể klei khan không phải là hát kể thông thường mà bao gồm ý nghĩa ngợi ca. Thực chất đây là một hình thức kể chuyện tổng hợp được thông qua hát kể.

Mỗi tác phẩm sử thi Êđê là một câu chuyện dài, nếu ghi lại trung thành với lời kể, có thể dài ba, bốn nghìn câu, cũng có tác phẩm dài đến hàng vạn câu. Nghệ nhân có tài diễn xướng liên tục thì phải mất nhiều đêm mới kể hết. Diễn xướng sử thi đòi hỏi một thời điểm, một không gian đặc biệt phù hợp với loại hình này. Đó là không gian văn hoá, hay còn gọi là “không gian thiêng”. Bởi hình thái sinh hoạt văn hoá này từ bao đời nay vẫn được người Êđê tôn trọng, gìn giữ, coi đó là di sản văn hoá, là giá trị tinh thần vô cùng quý giá của cộng đồng. Trong dân ca của 2 biến người Êđê có câu: “Thiếu tiếng khan, tiếng khưt, tiếng chiêng/ Như cuộc sống thiếu muối”. Nghĩa là sinh hoạt văn hóa kể khan (sử thi) không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người Êđê. Nó vô cùng cần thiết như bát cơm, hạt muối hằng ngày vậy.

Không gian diễn xướng sử thi Ê Đê là không gian lễ hội. Lễ hội bảo đảm không khí “thiêng”, không khí cộng đồng rất phù hợp cho việc diễn xướng sử thi. Bởi chủ đề chính của sử thi là những con người kỳ vĩ, những anh hùng lí tưởng của dân tộc được nhân dân sùng kính như: Đăm Săn, Đăm Ji, Sing Nhã… Họ là niềm tự hào của cộng đồng, đã ăn sâu vào tâm thức của mọi người dân.

Lễ hội là thời điểm mạnh (temp fort – chữ dùng của cố Giáo sư Đinh Gia Khánh) trong đời sống văn hoá tinh thần của mỗi dân tộc. Nó thu hút đầy đủ mọi điều kiện về không gian, thời gian, vật chất, tinh thần của người tham dự. Nó cũng là những yếu tố vô cùng cần thiết cho diễn xướng sử thi.

Mùa lễ hội của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc Êđê nói riêng đều được tổ chức vào mùa nông nhàn, là khoảng cách giữa hai vòng quay của một chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Ở Tây Nguyên đó là khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch, đây là khoảng thời gian thuộc mùa khô. Trong khoảng thời gian này, những cư dân nông nghiệp được giải phóng khỏi công việc nương rẫy, có thời gian nhàn rỗi để tham gia lễ hội. Vào thời điểm này, họ đã chuẩn bị được một khối lượng lương thực, thực phẩm để tổ chức các lễ hội, cúng tế thần linh, tổ tiên, ông bà, mà người Ê Đê gọi là “mùa ăn năm uống tháng”.

Trong những ngày diễn ra lễ hội như: lễ mừng gia chủ thu được 100 gùi lúa trong mùa rẫy; lễ cưới; lễ mừng thọ; lễ rước K’pan; lễ dọn vào nhà mới; lễ trưởng thành; lễ kết nghĩa anh em… Trong các lễ hội này, gia chủ mời bà con gần xa đến dự. Lễ hội được tổ chức tại gian gah (gian khách) của ngôi nhà dài. Đây là không gian để tổ chức các nghi lễ – lễ hội của người Êđê. Trong những ngày diễn ra lễ hội, buổi tối, khi mọi công việc của nghi lễ tạm gác lại, gia chủ mời nghệ nhân kể khan cho mọi người nghe. Mọi người ngồi quây quần bên bếp lửa, bên ché rượu cần. Nghệ nhân kể sử thi (pô khan) ngồi cạnh ché rượu, trên chiếc chiếu hoa, cầm cần rượu xin phép tổ tiên, ông bà được kể khan cho con cháu nghe, rồi ông hít một hơi rượu cần và bắt đầu kể. Người nghe kể khan đông đến nỗi phải ngồi ra ngoài hiên nhà dài. Trong thời điểm này không gian trở nên yên tĩnh, mọi người ăn đã no, uống đã say, men rượu ở một chừng mực nhất định đã tạo cho nghệ nhân sự hưng phấn trong quá trình diễn xướng và cho người nghe trong quá trình thưởng thức.

Người Êđê có câu nói thể hiện lòng say mê của mình khi nghe kể khan: “Buổi tối mọi người ngồi nghe kể khan như thế nào, thì sáng sớm vẫn thấy họ ngồi đông nguyên như thế”. Bởi vì lời khan càng kể càng hấp dẫn, càng kể càng thu hút người nghe. “Trời càng về khuya, giọng khan càng hấp dẫn, hơi khan đi lúc trầm hùng nhưng duyên dáng, gân guốc nhưng bóng bẩy, tựa như một dòng sông lượng nước nhiều chảy qua những vách núi hùng vĩ giữa một đêm sao, lúc ồ ạt như xô như cuốn qua hang, lúc thầm thì như hơi gió thoảng, lúc nhẹ nhàng êm ả như lá rụng về khuya, lúc thánh thót mơ hồ như suối trườn trong đêm vắng, để rồi lại hùng tráng vút lên, ngân vang như tiếng hát của các dũng sĩ thiên thần” (Đào Tử Chí: Mấy ý nghĩ của người nghe kể khan).

Tại không gian lễ hội bỏ mả của người Êđê M’Dhur, về khuya, sau khi mọi nghi lễ tạm dừng lại, thì nghệ nhân kể khan bắt đầu kể những bài khan nổi tiếng của dân tộc mình cho mọi người nghe. Đây là hình thức sinh hoạt kể sử thi vô * đáo. Bên đống lửa bập bùng tại không gian nhà mồ rộng lớn, nghệ nhân + kể sử thi cho hàng nghìn người nghe. Dân làng, già trẻ gái trai và khách gần xa ngôi im lặng say sưa lăng nghe kể sử thi suốt đêm thâu cho đến khi con gà trông núi rừng, báo hiệu ông mặt trời đã thức giấc thì nghệ nhân hát kể sử thi mới dùng câu chuyện lại để chuẩn bị cho các nghi lễ tiếp theo của lễ hội bỏ mả. Ở lễ hội bỏ mả được tổ chức bao nhiêu ngày đêm, thì những người đến dự lễ * nghe kể sử thi bấy nhiêu đêm.

Không gian diễn xướng sử thi còn được tổ chức ở chòi rẫy (trong mùa làm

chủ yêu là đàn ông trung niên trở lên). Cứ tối đến, sau khi cơm nước xong, những người ở lại giữ rây thường kéo đến chòi rẫy của nghệ nhân có tài kể khan để nghe kể các sử thi nổi tiếng của ông bà để lại như: Đăm Săn, Đăm Di, Khinh . Tại đây, người kể, người nghe sử thi cũng say sưa như ở không gian nhà dài tại buôn làng.

Không gian kể sử thi còn được thể hiện trên đường đi bộ từ buôn lên rẫy, hoặc trong những buổi đi chăn trâu, chăn bò, trong những ngày đi rừng. Ở đây, nghệ nhân hát kể sử thi thường hát kể cho một nhóm người nghe (khoảng 5-7 người). Chính không gian này đã giúp người nghe dễ nhớ, dễ lưu truyền.

Cũng tại không gian nhà dài, vào những đêm trăng sáng sau mùa rẫy, theo yêu cầu của dân buôn, nghệ nhân kể khan lại tổ chức kể các sử thi của dân tộc mình cho mọi người nghe tại ngôi nhà dài của mình. Trong những đêm này, gian gah của ngôi nhà dài nghệ nhân kể sử thi đầy chật già trẻ, gái, trai trong buôn. Đây là nhu cầu sinh hoạt văn hoá nghe kể sử thi không thể thiếu được trong đời sống cộng đồng của người Êđê. Nhìn chung, không gian diễn xướng sử thi truyền thống của người Êđê chính là không gian lễ hội, không gian nhà dài, không gian chòi rẫy, không gian nhà mồ, không gian đi rẫy, đi rừng và không gian chăn thả đàn trâu bò… nghĩa là nơi nào có điều kiện thuận lợi là các nghệ nhân (pô khan) có thể tổ chức hát kể sử thi cho mọi người nghe. Thực tế hiện nay không gian hát kể sử thi của người Êđê đang bị thu hẹp dần, thậm chí hầu như đã mất hẳn. Cụ thể, nhà dài đã được thay dần bằng nhà xây, chòi rẫy không còn, lễ hội truyền thống đang bị mai một, việc lên rẫy, đi rừng từ chỗ đi bộ đã thay bằng phương tiện xe cơ giới; bãi thả trâu bò đã biến thành rẫy cà phê hoặc ao hồ thả cá, khu nhà mồ vắng bóng lễ bỏ mả truyền thống. Bên cạnh đó nghệ nhân kể sử thi đã lần lượt về với tổ tiên ông bà, số còn lại rất ít, nhưng đã già yếu không còn nhớ hết những chuyện khan dài hàng nghìn câu như trước đây nữa. Nhu cầu người nghe kể sử thi cũng không mặn mà như xưa. Vì hiện tại, truyền hình, phim ảnh, âm nhạc, sân khấu… vô cùng phong phú đã lôi cuốn họ, nên còn rất ít người yêu thích nghe hát kể sử thi như ngày xưa nữa.

Như thế, không gian diễn xướng sử thi của người Ê Đê cùng nghệ nhân và người nghe hát loại hình này đang đứng trước nguy cơ mai một. Do đó, mong rằng những người làm công tác văn hóa ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng cần có kế hoạch tham mưu cho nhà nước về giữ gìn bảo tồn kho tàng sử thi Tây Nguyên trong thời kỳ hội nhập, làm cho sử thi có sức sống bền vững trong đời sống cộng đồng của các dân tộc Tây Nguyên.

soạn bài Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời
Tìm hiểu tác phẩm sử thi

Câu 4: Theo bạn, hình tượng Nữ Thần Mặt Trời trong sử thi Đăm Săn mang những ý nghĩa gì?

Ý nghĩa về hình tượng Nữ Thần Mặt Trời trong sử thi Đăm Săn là biểu tượng của thiên nhiên kỳ vĩ, dữ dội, mà con người khó lòng chinh phục được.

Câu 5: Bạn có suy nghĩ gì về cái chết của Đăm Săn trong Rừng Sáp Đen? Phải chăng đó là kết quả tất yếu của việc theo đuổi một mục tiêu vượt quá giới hạn con người?

Hình tượng anh hùng Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời là đại diện cho ước mơ khát vọng đẹp đẽ của cộng đồng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. Tuy nhiên, bao giờ, cũng vậy, khi những gì vượt qua giới hạn con người thì kết quả tất yếu là sự thất bại.

Câu 6: Qua đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, bạn nhận ra những đặc trưng nào trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Ê-đê xưa?

Phong tục đón khách: khi có người đến thăm nhà, người hầu sẽ chạy ra đón tiếp, thể hiện sự hiếu khách.

– Quan niệm vạn vật hữu linh

– Kính trọng người anh hùng

Câu 7: Qua hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mắc và Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, hãy nêu những điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm của người Hy Lạp cổ đại và người Ê-đê về người anh hùng?

* Tương đồng:

– Đề cao, coi trọng vị trí của người anh hùng trong xã hội

– Sử dụng những từ ngữ cổ, những yếu tố thành ngữ, tục ngữ

– Sử dụng chất liệu ngôn từ văn học dân gian

* Sự tương đồng về nội dung của sử thi Iliad và sử thi Đăm Săn

– Phản ánh văn hoá vật chất dồi dào, phong phú

– Phản ánh đời sống văn hoá tinh thần đa dạng

. Các quan hệ quan hệ gia đình, xã hội

– Ca ngợi nhân vật anh hùng mang sức mạnh cộng đồng

* Sự tương đồng về nghệ thuật của sử thi Iliad và sử thi Đăm Săn 

– Sự tương đồng về xây dựng cốt truyện

– Sự tương đồng về nghệ thuật xây dựng nhân vật sử thi .

– Sự tương đồng về nghệ thuật kể chuyện

– Sự tương đồng về nghệ thuật miêu tả .

– Sự tương đồng về tính chất kịch

* Khác biệt:

– Sử thi anh hùng Hy Lạp cổ đại:

+ Đặt người anh hùng trong hoàn cảnh giữa lợi ích của cộng đồng và cá nhân, phải đưa ra sự lựa chọn, để từ đó khẳng định phẩm chất, vẻ đẹp của người anh hùng.

+ Các yếu tố ngoại cảnh như gia đình, dân tộc được xây dựng và nhắc đến khá nhiều.

– Thường kể về những sự việc có ý nghĩa thay đổi lớn lao, quy mô lớn.

+ Hình tượng nhân vật hoành tráng, hào hùng.

+ Biến cố được nhắc tới trong tác phẩm thường là những biến cố lớn, ảnh hưởng tới cả dân tộc, đất nước.

– Sử thi anh hùng Ê-đê:

+ Người anh hùng mang trong mình hoài bão, khát vọng lớn lao, muốn tự mình chinh phục.

+ Không nói nhiều đến những yếu tố ngoại cảnh như mâu thuẫn, gia đình, xã hội mà tập trung thể hiện nhân vật chính.

+ Nhân vật anh hùng thường thuộc ba loại chính: chiến đấu chống quái vật, người anh hùng đi hỏi vợ, sự trả thù của dòng họ.

KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT

Học sinh tham khảo mẫu đoạn văn viết về tác phẩm. Từ đó hiểu và biết cách phân tích nhân vật này.

Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi như I-li- át hay Đăm Săn không còn nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của em.

Sử thi thuộc phạm vi của Văn học dân gian. Không thể phủ nhận văn học dân gian có mức giá trị giáo dục thâm thuý về đạo lí làm người. Văn học dân gian giáo dục con người tinh thần nhân đạo và hướng thiện. Đó là tình yêu thương đồng loại, đấu tranh không ngừng nghỉ để bảo vệ, giải phóng con người khỏi bất công, niềm tin bất diệt vào chính nghĩa. Văn học dân gian góp thêm phần hình thành những phẩm chất truyền thống cuội nguồn tốt đẹp như tình yêu quê nhà, giang sơn; lòng vị tha, đức kiên trung; tính cần kiệm, óc thực tiễn. Văn học dân gian có mức giá trị thẩm mĩ to lớn, góp thêm phần quan trọng tạo ra truyền thống riêng cho nền văn học dân tộc bản địa. Văn học dân gian được chắt lọc, mài giũa, trở thành mẫu mực nghệ thuật và thẩm mĩ để mọi người học tập. Khi văn học viết chưa tăng trưởng, văn học dân gian đóng vai trò chủ yếu. Khi văn học viết tăng trưởng, văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết, tăng trưởng tuy nhiên tuy nhiên cùng văn học viết, góp thêm phần làm cho văn học viết trở nên phong phú, phong phú chủng loại, đậm đà truyền thống dân tộc bản địa. Vì vậy, dù ra đời trong thời đại quá xa xôi như I- Li – Át hay Đăm Săn vẫn còn ý nghĩa với con người, như đã nói ở trên.

Mở rộng (1)

* Đánh giá ý nghĩa hình tượng nhân vật Đăm Săn

– Đăm Săn là hình tượng tiêu biểu cho cộng đồng người Ê đê.

– Tác phẩm sử dụng các biện pháp phóng đại, lí tưởng hoá. Sử dụng so sánh, trùng điệp, tương phản với ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh để làm nổi bật nhân vật.

– Cùng với đó biện pháp đặt nhân vật vào tình huống thử thách với lời kể chuyện rất linh hoạt đã giúp cho nhân vật Đăm Săn trở thành người anh hùng của cả dân tộc Ê đê nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Cách kể và tả hấp dẫn

– Ngôn ngữ khoa trương, phóng đại.

– Sử dụng các phép liệt kê, so sánh, tăng tiến, đối lập.

– Giọng điệu trang trọng toát ra từ cái nhìn sử thi đầy chiêm bái, ngưỡng vọng.

Mở rộng (2)

Hình tượng Nữ thần Mặt Trời trong sử thi Đăm Săn mang những ý nghĩa gì?

Nữ Thần Mặt Trời được miêu tả trong đoạn trích với những chi tiết “nàng mặc một cái váy loáng như sét, ảnh như chớp… không thấy có một ai như nàng cả… thân hình như cái mẹ tai, cổ như cổ công….”, cho thấy nhân vật này xuất hiện với nhiều ý nghĩa:

– Nàng là con của Thần Đất và Thần Trời, là biểu tượng cho cái đẹp của hai sự vật thiêng liêng này.

– Đăm Săn muốn bắt nàng về làm vợ lẽ nhưng không được, điều đó cho thấy sự xuất hiện của nàng còn mang ý nghĩa là lời cảnh báo trước cho những kẻ muốn theo đuổi mục tiêu đi quá giới hạn của con người.

Mở rộng (3)

Hình tượng nhân vật anh hùng Đăm Săn

Từ bao đời nay, người Ê-đê đã cùng quây quần bên bếp lửa, nghe không biết chán từ đêm này sang đêm khác sử thi Đăm Săn, bài ca về người tù trưởng anh hùng của dân tộc mình với những chiến công hiển hách trong xây dựng phát triển buôn làng và bảo vệ cộng đồng chống lại bao kẻ thù hung hãn. Trong những chiến công lẫy lừng ấy, ngất ngây lòng người vẫn là đoạn “Chiến thắng Mtao Mxây”, chứng tỏ tài năng, bản lĩnh, lòng dũng cảm phi thường và sức mạnh vô địch của Đăm Săn.

Sở dĩ xảy ra cuộc chiến này là do Mtao Mxây (tù trưởng sắt) đã cướp Hơ Nhị – vợ của Đăm Săn. Đối với người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù cướp mất vợ là một nỗi sỉ nhục của cả cộng đồng. Chiến thắng Mtao Mxây là lần thứ hai Đăm Săn phải chiến đấu với kẻ thù để giành lại người vợ, chứng tỏ sự hùng mạnh của Đăm Săn, Chàng phải đối mặt với kẻ thù hung bạo và cũng có sức mạnh phi thường không kém. Hàng loạt những hình ảnh so sánh trong đoạn trích cho thấy rõ sự tương phản giữa Đăm Săn với kẻ thù, làm nổi bật lên sự hào hùng của chàng và sự thảm hại của Mtao Mxây. Đó chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật đoạn trích này, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn. Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Tù trưởng Sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng. Hình ảnh Đăm Săn cùng những bạn bè đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng. Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào hàm chứa sức mạnh tuyệt luân xưởng của chàng. Khi giáp chiến cùng Đăm Săn, dù ngôn ngữ sử thi miêu tả Mtao Mxây cũng rất đẹp, rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp nhược trước Đăm Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát: “Ngươi không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó, nghe. Đáp lại Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù bằng tư thế đàng hoàng của mình: Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là”. Cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây là cuộc đối đầu giữa hai tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi là ở sự chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát hơn. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng được chứng kiến màn thi tài mùa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện rõ sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc, lạch cạch như tiếng những quả mướp khô, còn Đăm Săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh ấy ngang sức mạnh tự nhiên: Một bước nhảy, chàng vượt qua mấy đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiển rít vù vù như giông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả. Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt Mtao Mxây. Sức mạnh Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực tăng lên gấp bội.

Đăm Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu quý. Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên. Trời đã giúp chàng đánh rơi áo giáp của Mtao Mxây. Khi không còn áo sắt, hắn thật thảm hại và hèn nhát khi lần lượt chạy trốn vào chuồng heo, chuồng trâu, khi sắp chết lại buông ra những lời hèn nhát, ông Trời chỉ đóng vai trò hỗ trợ Đăm Săn, còn chính chàng mới là người kết liễu kẻ thù, đòi lại danh dự, cướp lại người vợ được trời tác thành. Giết Mtao Mxây, chính nghĩa thuộc về Đăm Săn. Chiến thắng được tôn vinh cùng với việc Đăm Săn được sở hữu tất cả tài sản, dân làng, tôi tớ của hắn. Quyền sở hữu này là đặc trưng gắn với thời kì chuyển từ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, làm nên vinh quang của người anh hùng. Bởi thế hình ảnh trong sử thi được mô tả với quy mô hoành tráng: mọi người tình nguyện theo Đăm Săn đông như bầy hươu nai, lố nhố như đàn kiến cánh, như bầy kiến đen, như đàn mối trắng. Chàng thêm quyền uy, thêm nhiều chiêng núm, chiêng bằng – của cải trở thành biểu tượng sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.

Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công cũng phải có một tiệc ăn mừng chiến thắng thật kỳ vĩ. Lời kêu gọi của Đăm Săn có sức mạnh hiệu triệu muôn người như một, bời chàng đem lại niềm vinh quang chiến thắng, đem lại sự bình yên cho bến nước buôn làng. Lễ cúng mừng chiến thắng hào phóng cũng là để tôn vinh xứng đáng: Hãy lấy bảy chung rượu, bảy con trâu đực, bảy con heo thiếu để cúng cho Đăm Săn này đã chiến thắng Mtao Mxây, để ta được như cây cổ thụ cao vút. Dấu ấn tâm linh sau chiến thắng cho thấy Trời đứng về phía Đăm Săn. Không khí hội còn náo nức tưng bừng với chiêng trống vang lừng khiên vỡ cả sàn nhà, làm bay mái tranh lợp nhà, con khi con vượn mải nghe mà quên đi hái trái cây, những con voi và con tê giác cũng phải lắng nghe mà quên cả cho con bú. Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đăm Săn – tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình đến hành động: mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống một cái chiêng, uống rượu không bao giờ say, ăn uống không bao giờ thấy no. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi đã so sánh chàng ngang sức mạnh thần linh: Oai linh vang đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây. Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công này được mô tả phóng đại và như một điệp.

Kết luận

Học sinh cần chủ động soạn bài Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời trước khi đến lớp. Việc này giúp bạn có sự chuẩn bị, từ đó dễ dàng nắm vững nội dung của tác phẩm này.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *