Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa để hiểu hơn về văn bản. Các thông tin hướng dẫn cụ thể sẽ được đăng tải đầy đủ tại The POET Magazine.

Table of Contents

Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người Kết nối tri thức – Trước khi đọc

Theo dõi và thực hiện các yêu cầu trước khi đọc tác phẩm.

Chuyện cổ tích về loài người
Theo dõi và thực hiện các yêu cầu trước khi đọc tác phẩm

1/ Nêu lên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có điều gì kì lạ?

Em đã từng đọc truyện dân gian của dân tộc M’Nông (Việt Nam), trong truyện “Bông, Rong và Tiăng” có kể về sự ra đời của loài người như sau:

Từ thời xa xưa

Có con bướm soi mình trên đá

Có con bướm qua hệ với đá

Con chuồn chuồn quan hệ với đá nước

Hòn đá đẻ ra một trăm con người

Dòng thác sinh ra một ngàn con người

Nước biển sinh ra trứng và nở ra Tiăng

Điều kì lạ trong truyện mà em nhận thấy là theo quan niệm của người M’Nông, con người được sinh ra từ đá và thác nước.

2/ Đọc một bài thơ mà em yêu thích

Bài thơ em yêu thích là bài Nội và ngoài, viết về tình cảm gia đình:

Cháu mến vườn cây

Quả thơm chín tới

Xin bố mẹ này

Cháu sang bên nội

 

Cháu yêu đồng lúa

Thong dong cánh diều

Cháu xin sang ngoại

Thỏa thê sớm chiều

 

Cháu về với nội

Là ngoại chờ mong

Cháu về với ngoại

Thì nội nhớ trông

 

Nội ngoại một lòng

Đều yêu cháu cả

Như hai dòng sông

Xuôi về một ngả.

Đọc hiểu Chuyện cổ tích về loài người

Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong quá trình đọc hiểu.

Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người
Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong quá trình đọc hiểu

1/ Theo dõi số lượng tiếng trong một câu thơ

Mỗi dòng thơ có 5 tiếng. (đây là đặc điểm của thể thơ 5 chữ).

2/ Hình dung hình ảnh Trái Đất khi trẻ con được sinh ra

Hình ảnh Trái Đất khi trẻ con được sinh ra:

Trên Trái Đất trụi trần

Không dáng cây ngọn cỏ

Mặt trời cũng chưa có

Chỉ toàn là bóng đêm

Không khí chỉ màu đen

Chưa có màu sắc khác

3/ Hình dung sự thay đổi của Trái Đất sau khi trẻ con được sinh ra qua miêu tả của nhà thơ

Sự thay đổi của Trái Đất sau khi trẻ con được sinh ra qua miêu tả của nhà thơ:

Mặt trời mới nhô cao, Màu xanh bắt đầu cỏ, Màu xanh bắt đầu cây, Cây cao bằng gang tay, Lá cỏ bằng sợi tóc, Cái hoa bằng cái cúc, Màu đỏ làm ra hoa, Chim bấy giờ sinh ra, Sông bắt đầu làm sông, Biển có từ thuở đó, Biển thì cho ý nghĩ, Biển sinh cá sinh tôm, Biển sinh những cánh buồm, Đám mây cho bóng rợp, Đường có từ ngày đó.

4/ Theo dõi các nhân vật, sự kiện được kẻ trong bài thơ

Các nhân vật, sự việc được kể trong bài thơ:

Nhân vật Sự việc
Mẹ Bế bồng, chăm sóc, hát ru cho con
Kể cho con nghe những câu chuyện cổ
Bố Dạy cho con những hiểu biết
Thầy giáo Dạy trẻ con học bài

5/ Hình dung sự chăm sóc, yêu thương của mẹ dành cho con

Sự chăm sóc, yêu thương của mẹ dành cho con:

Mẹ bế bồng, chăm sóc, hát ru cho con ngủ; trải qua những vất vả nhọc nhằm (thể hiện qua các lời hát ru) để nuôi con khôn lớn.

6/ Hình dung hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ bà kể

Bà hiện lên với mái tóc bạc, đôi mắt tươi vui, là người biết rất nhiều câu chuyện cổ đến mức kể cả đời không hết. Trong các câu chuyện cổ của bà, thế giới hiện lên phong phú đến bất tận: có con người, có người hiền, có kẻ ác,… mang lại cho con bao điều thú vị.

7/ Hình dung sự yêu thương, chăm sóc mà bố dành cho con

Sự yêu thương, chăm sóc mà bố dành cho con:

Bố dạy cho con những hiểu biết từ cái nhỏ bé, gần gũi, giản dị (biết ngoan, biết suy nghĩ) đến những điều cao siêu, lớn lao để con mở rộng sự hiểu biết của mình về thế giới tự nhiên (biển rộng, núi xa, đường dài, Trái Đất tròn…).

8/ Hình dung khung cảnh mái trường thân yêu

Khung cảnh ngôi trường thân yêu:

Ngôi trường thân yêu được hiện lên với đầy đủ những sự vật gần gũi, thân thương, có phần ngộ nghĩnh hấp dẫn như chữ, ghế, bàn, lớp, trường, bảng, phấn và đặc biệt là có hình ảnh thầy giáo dạy cho trẻ những hiểu biết bắt đầu từ những bài học đầu tiên.

Soạn văn bài Chuyện cổ tích về loài người và trả lời câu hỏi SGK

Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa trang 47 và 48

1/ Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi cho em suy nghĩ gì?

Nhan đời bài thơ gợi cho em những liên tưởng về các câu chuyện tương tưởng về sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên, giải thích nguồn gốc của loài người mang màu sắc hoang đường, kì ảo.

2/ Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ

Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau:

  • Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ (mỗi dòng thơ có 5 tiếng).
  • Bài thơ có vần, nhịp, sử dụng những biện pháp tu từ để diễn đạt, ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.
  • Bài thơ viết về cuộc sống trên Trái Đất từ khi mới có loài người, cùng với đó là sự thay đổi của Trái Đất về tự nhiên (mặt trời, cỏ cây, sông, biển, đường,…) và xã hội con người (có gia đình, có giáo dục).

3/ Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời?

Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi rất nhiều khi trẻ con ra đời. Thuở ban đầu, cuộc sống ở trên Trái Đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi phai, trẻ và sự sống tự nhiên tất cả chỉ mới bắt đầu. Có thể nói mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Trái Đất không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ, các yếu tố tự nhiên như sông, biển, núi, gió, mây,…

Khi trẻ con ra đời thì thế giới dần thay đổi: Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên Trái Đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài, vạn vật hình thành và sinh sôi nảy nở tạo nên một thế giới tự nhiên phong phú, tươi đẹp. Đặc biệt là cuộc sống loài người trên thế giới được hình thành, ngày càng tiến bộ. Trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu thơ. Con có mẹ, có bố, có gia đình và được học tập để ngày càng phát triển hiểu biết. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thế giới xung quanh.

4/ Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ?

Món quà tình cảm mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ đó là tình yêu thương đằm thắm, lời ru ngọt ngào, sự bế bồng chăm sóc. Đó là tiền đề để em bé có được chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển tốt.

5/ Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu những điều bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó

Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ:

Chuyện con cóc, nàng tiên,

Chuyện cô Tấm ở hiền,

Chuyện Lý Thông gặp ác.

Đó là những chuyện cổ tích dân gian quen thuộc với trẻ em Việt Nam. Những câu chuyện mà bà kể đến suốt đời cũng không bao giờ hết đời.

Những điều mà bà muốn gửi gắm qua những câu chuyện cổ từ ngày xa ngày xưa đó là: Bà muốn giúp cho bé thơ hiểu biết hơn về lịch sử cội nguồn, hướng đến cách sống ở hiền gặp lành, sống chân thành, tốt bụng, hướng ước mơ và khát vọng cao đẹp trong cuộc sống của nhân dân. Những câu chuyện đó sẽ in sâu trong tâm trí các em, quyết định hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.

6/ Theo cách nhìn của nhà thơ, tình cảm mà bố dành cho trẻ có gì khác so với tình cảm của bà và mẹ?

Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có sự khác biệt so với điều bà và mẹ dành cho trẻ:

  • Ban đầu, trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu thơ, và bắt đầu hieru biết về cuộc sống qua những câu hát ru, những câu chuyện cổ. Đó là nền móng đầu tiên, cần thiết để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Lúc đó, thực sự cần thiết có bà và mẹ luôn gần gũi, chăm sóc, yêu thương, vỗ về trẻ.
  • Sau khi trải qua giai đoạn “trứng nước”, non nớt, trẻ cần biết nghĩ, biết ngoan, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thế giới xung quanh bằng sự dạy dỗ của bố. Bố dạy con rộng là mặt bể, dài là con đường đi, núi màu xanh và Trái Đất hình tròn.

Tóm lại, theo cách nhìn của nhà thơ, có thể nói điều mẹ và bà dành cho con là sự nuôi dưỡng, chăm sóc; còn điều bố dành cho con là sự dạy dỗ, nâng tầm hiểu biết (thực tế thì vai trò của bố, mẹ, ông bà đều nuôi dưỡng, dạy dỗ con trẻ).

7/ Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào?

Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp thân yêu được hiện lên với đầy đủ những sự vật gần gũi, than thương, có phần ngộ nghĩnh hấp dẫn như chữ, ghế. bàn, lớp, trường, bảng, phấn và đặc biệt là có hình ảnh thầy giáo dạy cho trẻ những hiểu biết bắt đầu từ những bài học đầu tiên.

Có thể nói, từ thuở ban đầu trên Trái Đất hồng hoang, nguyên thủy, trơ trụi để đi đến cuộc sống văn minh, hiện đại là cả một sự tiến bộ vượt bậc. Hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiejn lên như một minh chứng cuộc sống đang ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ con. Những hình ảnh về trường lớp và thầy giáo là những biểu tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này.

8/ Câu chuyện về nguồn gốc loài người qua lời của nhà thơ Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào?

Câu chuyện về nguồn gốc của loài người qua lời thơ của tác giả Xuân Quỳnh có sự khác biệt với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đa biết. Đó là:

  • Các câu chuyện về nguồn gốc loài người khác thường chỉ lí giải về sự ra đời của loài người trên Thái Đất: loài người được sinh ra từ đá (truyện “Bông, Rong và Tiăng” – Truyện cổ dân tộc M’Nông), sinh ra từ cái bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân (truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”), sinh ra từ quyền năng của Chúa trời (Theo Kinh thánh, Chúa trời tạo ra Adam và Eva)… sự ra đời của loài người như vậy đều mang tính chất hoang đường.
  • Câu chuyện về nguồn gốc loài người của Xuân Quỳnh có sự khác biệt: trẻ con được sinh ra có mẹ, có bà, có bố (nghĩ là có gia đình, đó là sự hợp lí). Điều đặc biệt hơn là, bên cạnh lí giải về nguồn gốc loài người, Xuân Quỳnh còn phản ánh cả sự phát triển, tiến bộ của loài người trên hành trình đến với cuộc sống văn minh, hiện đại thể hiện qua tình cảm gia đình, sự hình thành nền giáo dục để nâng cao nhận thức, hiểu biết cho con người.

Bài thơ có một thông điệp sâu sắc được chuyển tải chính là hãy chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất.

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người

Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, em thấy thực sự ấn tượng với đoạn thơ bắt đầu từ “Nhưng còn cần cho trẻ…” đến hết bài (đoạn này gồm có 4 khổ thơ). Đây là đoạn thơ nói về tình cảm yêu thương của mẹ, của bà, của bố dành cho trẻ em và đặc biệt là phản ánh cuộc sống văn minh, hiện đại của loài người bởi sự xuất hiện của nền giáo dục để mang lại cho trẻ kiến thức, hiểu biết. Trong đoạn thơ này, em có thể cảm nhận được một tấm lòng yêu thương trẻ em của tác giả được thể hiện trong bài thơ. Theo tác giả, trẻ em phải sinh ra trong tình yêu thương của gia đình, qua lời ru của mẹ, những câu chuyện cổ của bà, sự dạy bảo của bố; phải được đến trường học tập để mở rộng hiểu biết. Đoạn thơ đã mang đến một thông điệp đầy ý nghĩa nhân văn: trẻ em cần được sống trong tình yêu thương, được chăm sóc và giáo dục để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách bản thân. Phải có một trái tim nhân hậu, tràn đầy tình yêu thương dành cho trẻ em, Xuân Quỳnh mới viết được những vần thơ như thế!

Kết luận

Tài liệu soạn bài Chuyện cổ tích về loài người đã được đăng tải chính xác nhất cho các em học sinh tham khảo. Theo dõi đáp án và chuẩn bị bày đầy đủ đễ có sự hỗ trợ tốt nhất cho buổi học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *