Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam Kết nối tri thức 8

Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam tại The POET Magazine (https://www.thepoetmagazine.org/) với câu hỏi được đặt ra trong sách Kết nối tri thức lớp 8 sẽ giúp ban tiếp thu giá trị tuyệt vời. Bởi những câu chuyện này chứa đựng tinh hoa trong lối suy nghĩ và cách sống của ông cha ta.

Table of Contents

Trước khi đọc

Soạn văn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam được in trong ngữ văn lớp 8 tập 1. Phần này giúp bạn hình dung trước nội dung của bài học. Đây là giai đoạn cần thiết để quá trình học tập trên lớp tốt hơn, tiếp thu kiến thức nhanh chóng.

Hãy nêu tên những truyện cười mà em biết. Chọn kẻ một truyện cười em cho là thú vị.

  • Treo biển
  • Yết thị
  • Ba anh đầy tớ
  • Dân giần quan
  • Lấy đầu ra mà rặn
  • Nước mắm hâm
  • Xiển vào dinh tổng đốc xin tiền
  • Chiếm hết chỗ
  • Mất trộm bò

Kể một truyện cười dân gian thú vị:

BA ANH ĐẦY TỚ

Một lão nhà giàu có ba anh đầy tớ, nhưng mỗi anh một tính, anh thì rất cẩn thận, anh thì rất lo xa, còn một anh thì rất lễ phép. Lão lấy làm đắc ý lắm.

Một hôm, cậu con cả lão ngã xuống ao, anh cẩn thận trông thấy, chạy về thưa với chú:

– Thưa ông, cậu cả nhà ngã xuống ao, xin ông cho phép con đi vớt cậu lên ạ! Vớt lên được, thì cậu cả đã chết nghẻo rồi. Lão liền vác gậy đuổi, anh cẩn thận chạy biến. Lão sai anh lo xa đi mua áo quan về liệm. Được một lúc, anh này mang về hai cái. Thấy thế ông chủ trừng mắt:

– Tại sao mua những hai cái, thằng kia? Anh này trả lời:

– Ấy, con mua phòng xa, nhỡ cậu hai chết đuối thì có cái dùng ngay. Lão vác gậy đuổi đi. Chỉ còn anh lễ phép vẫn được lòng chủ. Một hôm, anh ta cùng một người nữa cáng chủ nhà đi chơi. Đến chỗ lội bùn ngập đến lưng ống chân mà anh ta vẫn vui vẻ không một lời phàn nàn. Thấy thế ông chủ khen:

– Anh khá lắm, biết chịu khó. Cứ cố đi rồi đến Tết ra sẽ may cho bộ cánh. Vừa nói đến đấy thì anh đầy tớ đặt cáng xuống giữa đống bùn khoanh tay lễ phép nói:

– Con xin đa tạ ông!

Đọc văn bản

Soạn văn 8 Chùm truyện cười dân gian Việt Nam phần Đọc văn bản đưa ra các câu hỏi tìm hiểu về nội dung của từng câu chuyện được đề cập. Tác phẩm tổng hợp những mẩu truyện dân gian mang theo ý nghĩa phê phán, châm biếm cực kỳ hay.

Câu 1: So sánh cách hỏi và cách trả lời của hai nhân vật.

Cách trả lời của hai nhân vật đều thừa thông tin cần thiết:

  • Người hỏi cố tình thừa thông tin để khoe có con lợn cưới (ngày xưa, có cả con lợn làm cỗ cưới là rất hiếm).
  • Câu trả lời cố tình thừa thông tin để cốt khoe có cái áo mới.
chùm truyện cười dân gian việt nam
Các nhân vật đưa ra thông tin thừa nhằm khoe khoang

Câu 2: Theo dõi hành động của nhà hàng mỗi khi có người nhận xét cái biển.

Sau khi soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam lớp 8 Kết nối tri thức, em thấy được: Mỗi khi có người nhận xét về tấm biển, nhà hàng liền lập tức làm theo lời “góp ý”, mỗi lần như thế đều bỏ một chữ trên biển.

Câu 3: Suy luận vì sao nhà hàng cất cái biển?

Cuối cùng, nhà hàng cất luôn tấm biển, bời vì:

  • Khi ấy, tấm biển con mỗi chữ “cá” mà người khách lại góp ý “chưa đi đến đầu phố, đã người thấy mùi tanh, đến gần đầy những cá, ai chẳng biết mà con phải đề biển làm gì nữa”.
  • Như vậy, có đề biển cũng như thừa.

Câu 4: Theo dõi chú ý thái độ dài của chiếc ghe.

Chiếc ghe dài không lấy gì để đo cho xiết;

Có người tuổi hai mươi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.

Câu 5: Theo dõi chú ý chiều cao của cái cây.

  • Cây cao ghê gớm;
  • Có một cặp chim đậu đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hạt đa. Hạt đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hạt đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nảy lộc thành nhiều cây đa con, đa con cũng như cây đa mẹ lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nảy ra hàng đàn cây đa cháu. Cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.

Sau khi đọc

Phần Sau khi đọc rất cần thiết khi soạn Chùm truyện cười dân gian Việt Nam. Câu hỏi đặt ra giúp bạn hiểu rõ nội dung mỗi truyện muốn truyền tải và rút ra bài học cho mình.

Câu 1: Các truyện Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau phê phán những tính xấu nào của con người?

Các truyện trong chùm truyện cười dân gian Việt Nam phê phán những tính xấu con người, đó là:

– Lợn cưới, áo mới: phê phán thói khoe khoang của con người.

– Treo biển: phê phán những người không có chính kiến.

– Nói dóc gặp nhau: phê phán tính khoác lác, nói sai sự thật của con người.

Bài học rút ra khi đọc hiểu Chùm truyện cười dân gian Việt Nam cực kỳ sâu sắc, giúp em có những nhìn nhận đúng đắn hơn về bản chất của con người.

soạn bài chùm truyện cười dân gian việt nam
Truyện cười dân gian phê phán nhiều tính xấu của con người

Câu 2: Đối thoại của hai nhân vật trong truyện lợn cưới áo mới có gì đặc biệt ? Trong tình huống đó, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ như thế nào?

Câu hỏi và trả lời của hai nhân vật đều thừa thông tin cần thiết:

  • Người hỏi cố tình thừa thông tin để khoe có con lợn cưới (ngày xưa, có cả con lợn làm cỗ cưới là rất hiếm).
  • Câu trả lời cố tình thừa thông tin để cốt khoe có cái áo mới.

⇒ Cuộc đối thoại đặc biệt tạo nên tình huống hài hước, lố bịch.

Cách hỏi và trả lời thông thường trong tình huống này sẽ là:

  • Hỏi: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
  • Trả lời: Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

Câu 3: Tính cách anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới, áo mới được thể hiện qua những chi tiết nào?

Trong truyện Lợn cưới, áo mới chúng ta bắt gặp hai người có tính khoe của gặp nhau. Một người thì may được chiếc áo mới liền mặc ngay, chờ được khen. Một người thì muốn khoe với mọi người rằng mình có con lợn cưới. Đặc biệt là anh có chiếc áo mới được thể hiện qua nhiều chi tiết:

  • Khi có áo mới thì anh ta mặc ngay và đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen.
  • Anh đứng đợi từ sáng tới chiều không có ai khen thì anh ta tỏ ra vẻ rất tức giận.
  • Khi gặp người (là anh khoe lợn cưới) thì anh ra phanh cả hai vạt áo ra để trả lời.
  • Chi tiết “đứng hóng ở cửa” và “phanh cả hai vạt áo” rất đắt. Nó lột tả được tính cách muốn khoe khoang đến phát cuồng ở anh chàng này.

Câu 4: Nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển đã hành động như thế nào trước những lời nhận xét của mọi người? Nếu là chủ của nhà hàng thì em sẽ làm gì trước những lời nhận xét đó?

Soạn Chùm truyện cười dân gian Việt Nam truyện Treo Biển, em thấy nhà hàng bán cá đã hành động trước những lời nhận xét của mọi người như sau:

  • Nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển đã làm theo tất cả những ý kiến của mọi người.
  • Mỗi ý kiến, mỗi lời góp ý đều được nhà hàng bán cá làm theo nên đã dần bỏ đi các chữ trên tấm biển vốn rất đầy đủ, chi tiết, đến cuối cùng là cất bỉ tấm biển.
  • Trong trường hợp mình là chủ của nhà hàng thì khi nhận được những lời góp ý đó, em sẽ: Luôn giữ vững lập trường của mình, không thay đổi nội dung tấm biển và em sẽ cảm ơn những đã góp ý nhưng chỉ coi những ý kiến đó là những ý kiến tham khảo.

Câu 5: Ở truyện treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê – gỡ biển nhiều lần có tác dụng gì?

  • Làm cho người đọc thấy rõ kết quả của việc cả nể, ba phải, lúc nào cũng nghe theo người khác. Người chủ nhà hàng bán cá có việc làm rất khôi hài là bỏ bớt chữ trên tấm biến và cuối cùng là bỏ hẳn tấm biển đi, mà điều này đáng lẽ ra cửa hàng buôn bán nào cũng phải có.
  • Cho thấy nhân vật bị chê cười trong câu chuyện là chủ cửa hàng bán cá, vì chủ cửa hàng là những người rất thiếu chủ kiến trong cuộc sống. Cứ khi nào treo biển, bị chê thì người này lại gỡ biển xuống và làm theo ý kiến của mọi người.
  • Tạo ra sự hài hước, gây cười cho người đọc.

Qua tình huống đó, truyện “Treo biển” tác giả muốn khuyên chúng ta phải có chính kiến trong cuộc sống của chính mình, cần suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác. Mọi người cần biết lắng nghe nhưng cũng cần biết suy nghĩ và lựa chọn thật chính xác, phù hợp với những ý kiến, quan điểm của người khác.

Câu 6: Có điều gì khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau?

 Lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau có điều khác thường ở chỗ:

  • Lời người nói về chiếc ghe: Chiếc ghe dài không lấy gì để đo cho xiết; Dài đến mức có người tuổi hai mươi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.
  • Lời người nói về cái cây: Cây cao ghê gớm; Cao đến mức có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hạt đa. Hạt đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hạt đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nảy lộc thành nhiều cây đa con, đa con cũng như cây đa mẹ lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nảy ra hàng đàn cây đa cháu. Cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.

⇒ Ở lời nói của hai nhân vật đều là lời nói khoác, nói quá lên về các sự vật sự việc được kể, đó là những sự vật, sự việc hoàn toàn không có thật và cũng không ai có thể tin là có thật.

Câu 7: Theo em, trong Nói dóc gặp nhau, chi tiết nào tạo ra sự bất ngờ cho truyện?

Đó là chi tiết cuối cùng của truyện: “Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh” đã tạo ra sự bất ngờ cho truyện.

Bởi ban đầu người đọc đều nghĩ anh chàng này cũng là người nói dóc, nhưng đến chi tiết cuối cùng thì mới bất ngờ bởi anh cố ý nói để chế giễu anh chàng nói dóc ban đầu.

Câu 8: Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Em có nhận xét gì về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học này?

Về sắc thái của tiếng cười khi soạn văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam, em có thể nhận thấy sắc thái tiếng cười ở mỗi câu chuyện:

  • Lợn cưới, áo mới: phê phán thói hư tật xấu của con người bằng cái cười châm biếm, giễu cợt.
  • Treo biển: phê phán thói hư tật xấu của con người bằng cái cười hài hước, châm biếm.
  • Nói dóc gặp nhau: phê phán thói hư tật xấu của con người bằng cái cười châm biếm, giễu cợt.

Nhìn chung, cả ba câu chuyện đều chỉ ra thói hư tật xấu của con người bằng cái cười châm hiểm, giễu cợt, bông đùa nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo.

soạn văn 8 chùm truyện cười dân gian việt nam
Truyện phê phán các thói hư tật xấu nhẹ nhàng với mục đích giáo dục

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười trên.

(1) Truyện Lợn cưới, áo mới với rất ít chi tiết và vô cùng ngắn gọn nhưng đã lột tả được tính cách của hai nhân vật trong câu chuyện với tính cách khoe khoang đến mức lố bịch. (2) Khoe khoang có thể xem là một trong những cách gây chú ý của người khác, là cách để con người thể hiện mong muốn mình được người khác ngưỡng mộ, trầm trồ, khen ngợi, ganh tỵ, thèm muốn. (3) Đây cũng là “căn bệnh” của cả người trong nước lẫn người nước ngoài, người phương Tây lẫn phương Đông, người thời xưa cũng như người thời nay (4) Ở một góc độ khác, khoe khoang là cách che giấu sự thua kém, mặc cảm không băng người, chỉ sợ người ta chê, coi thường mình, nên chủ động khoe khoang cho “ra về ta đây”. (5) Vậy nhưng, người thông minh, có tài, có thành tựu nổi tiếng, ai cũng biết, lại thưởng không khoe khoang và cũng chẳng cần khoe khoang. (6) Tất nhiên, khoe khoang không quá xấu, nếu như nó có chừng, có mực và khéo léo, tế nhị. (7) Còn một tấc đến trời, có một thì vống lên mười, có ít xít ra nhiều, thậm chí không có còn dựng lên cho thành có, đó không chỉ là khoe khoang nữa, mà đã nâng lên tầm “khoác lác”, hay “nổ” đến mức khiến người khác khó chịu. (8) Lúc này, khoe khoang đã trở thành một căn bệnh mãn tính, khó chữa; tuy nhiên, dù bạn khó chịu thì cũng không cần tác động, thay đổi gì cả vì cuộc đời sẽ dạy cho họ biết khi họ “khoe cái gì mất cái đó”, hoặc khoe mãi chẳng ai tin.

Kết luận

Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam giúp học sinh cười vui vẻ với những câu chuyện rất đơn giản, bình dị, tưởng chừng như chỉ là những cuộc đối thoại giữa người với người. Thế nhưng ẩn sâu trong đó là sự phê phán rõ nét về tính xấu của con người, thể hiện lối kể tài tình của người xưa.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *