Soạn bài Chí khí anh hùng lớp 11 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Chí khí anh hùng bám sát chương trình đào tạo hiện nay là thông tin hữu ích cho học sinh. The POET mang đến những giải đáp chi tiết, bạn đọc dễ dàng tiếp cận và vận dụng trong quá trình đọc – hiểu.

Nắm nội dung chính để đọc hiểu Chí Khí anh hùng hiệu quả

Để soạn bài Chí khí anh hùng, bạn cần tìm nắm rõ nội dung chính của tác phẩm. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn giúp bạn dễ dàng nắm bắt tác phẩm một cách nhanh chóng nhất.

Chí khí anh hùng của Nguyễn Công Trứ bày tỏ khát vọng của đấng nam nhi trong xã hội phong kiến. Dấn thân vào con đường dùi mài kinh sử, xây dựng tài đức, thực hiện hóa lý tưởng trung quân ái quốc. Là “kẻ sĩ” trong cõi đời cần lập nên sự nghiệp to lớn, để lại công đức cho quê hương, đất nước.

soạn bài chí khí anh hùng
Chí khí anh hùng là tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Công Trứ

Soạn bài Chí khí anh hùng lớp 11 Chân trời sáng tạo

Theo chương trình đào tạo, bài soạn văn Chí khí anh hùng lớp 11 gồm 3 câu hỏi gợi ý. Tham khảo giải đáp chi tiết soạn văn 11 tập 2 tác phẩm để sản phẩm nghiên cứu được hoàn thiện và đầy đủ hơn.

Câu 1:  Giải thích quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ.

Theo tác giả, chí anh hùng được thể hiện bằng cách lập nên sự nghiệp, công danh. Người có chí anh hùng là người đầu đội trời chân đạp đất, sẵn sàng tung hoành bốn phương gánh vác việc đời, việc nước.

Trong đó:

  • 8 câu đầu bài thơ: Là đấng nam nhi, sống trên đời phải có chí lớn, sống có vay có trả, vẫy vùng khắp bốn phương.
  • 4 câu tiếp theo: Cuộc đời phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, quan trọng là sự kiên trì và bản lĩnh.
  • 3 câu cuối: Hình ảnh ẩn dụ về đỗ đạt thi cử, công danh rộng mở.

Câu 2: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện cảm hứng ấy?

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là ý tưởng nam nhi của Nguyễn Công Trứ.  Ông luôn đề cao ý chí quyết tâm, khát vọng giúp đời, giúp người lưu danh sử sách.

Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và vần, nhịp, âm điệu trong bài thơ:

  • Từ ngữ, hình ảnh: “trời đất dọc ngang”, “nam bắc đông tây”, “vùng vẫy”, “nhân sinh”, “mây tuôn sóng vỗ”, “cuồng phong”, “xẻ núi lấp sông”, “đường mây”,… => Hình ảnh kỳ vĩ, to lớn, từ ngữ trang trọng, cổ kính góp phần phản ánh quan niệm anh hùng truyền thống, lý tưởng lớn lao của nhiều thế hệ.
  • Nhịp thơ, âm điệu, gieo vần: Ngắt nhịp linh hoạt, khỏe khoắn. Gieo vần luân phiên theo từng cặp câu: vay – tây, bế – nghệ,… => Âm hưởng hào hùng, phóng túng và hào sảng.

Câu 3: Không phải ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng”. Bạn suy nghĩ thế nào về quan niệm trên?

đọc hiểu chí khí anh hùng
Chí anh hùng luôn được đề cao trong thơ của Nguyễn Công Trứ

Mỗi thời thế, mỗi hoàn cảnh, “anh hùng” sẽ được nhìn nhận ở những góc độ khác nhau. Không phải ai cũng có thể trở thành “anh hùng” với công danh sự nghiệp lớn lao, ghi danh sử sách. “Anh hùng” đơn giản là người có chí hướng và có sự quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Dù bạn là ai, ở thời đại nào, ý chí sẵn sàng đối đầu thử thách và không ngừng hoàn thiện bản thân là điều cần thiết và quan trọng để đạt được thành công. Nuôi dưỡng “chí anh hùng” như một lý tưởng sống giúp chúng ta trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình, có ích cho gia đình và xã hội.

Kết luận

Soạn bài Chí khí anh hùng nhận được những đánh giá tích cực của bạn đọc bởi kiến thức rõ ràng và chính xác. Với những nội dung này, quá trình tìm hiểu và cảm nhận tác phẩm trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *