Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư, lớp 10

Soạn bài Bản hóa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của tác phẩm. Bài học này được Trang phân tích văn học The POET Magazine biên soạn theo chương trình Kết nối tri thức 10 học sinh tìm hiểu đoạn nội dung và đưa ra câu trả lời thích hợp.

Table of Contents

Soạn bài trước khi đọc văn bản

Chuẩn bị kỹ trước khi đọc văn bản để có sự kết nối và tiếp cận tác phẩm dễ hơn. Khi tiếp cận một bài thơ trữ tình, mỗi người có một khó khăn riêng. Tham khảo câu trả lời, học sinh có thể tìm cơ sở cho lời giải của riêng mình.

bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư
Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư trước khi đọc

Câu 1: Qua những bài đã học về thơ, em hãy chia sẻ những điều em thấy thú vị và khó khăn khi tiếp cận một bài thơ trữ tình.

Trả lời (1)

Nhiều người tin rằng, họ không thể đọc được thơ trữ tình, đặc biệt là thơ hiện đại. Họ nghĩ rằng thể loại này thường rất khó, tối nghĩa, phức tạp, đòi hỏi quá nhiều sự chú tâm và nỗ lực từ người đọc. Theo họ, điều này là không cần thiết.  Ở đây không yêu, có hai điều cần lưu ý: Thứ nhất, thơ trữ tình, thậm chí là thơ hiện đại, thường không yêu cầu ghê gớm như bạn nghĩ,, nếu bạn biết đọc đúng cách; Thứ hai, dù bạn bỏ ra công sức thế nào thì kết quả thu được cũng xứng đáng.

Khi bạn tìm hiểu một bài thơ hay, đọc đi đọc lại, trăn trở suy nghĩ về nó trong suốt cuộc đời, bạn sẽ luôn tìm thấy ở đó có những điều mới mẻ, những niềm vui hạnh phúc và cả những ý tưởng mới về bản thân bạn cũng như thế giới. Nói cách khác, bạn sẽ thấy tìm hiểu một bài thơ không hề khó như bạn tưởng.

Trả lời (2)

Để hiểu một bài thơ trữ tình thật không dễ dàng. Tuy nhiên, ta phải hiệu cơ bản thuộc các thể loại như văn xuôi tự sự, kịch… cũng có cảm xúc, tâm trạng, nhưng cách thể hiện thì rất khác so với thơ trữ tỉnh. Cảm xúc của tác giả có trong các thể loại văn học kể trên là thứ cảm xúc được thể hiện một cách giản tiếp thông qua hệ thống hình tượng nhân vật, các sự kiện xã hội và diễn biến của câu chuyện… Trái lại, trong thơ trữ tình, tác giả bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình. Rõ ràng khi đọc đoạn thơ:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cả bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

(Tế Hanh, Quê hương)

Người đọc cảm nhận được rất rõ tấm lòng và tình cảm nhớ nhung da diết của nhà thơ Tế Hanh đối với quê hương, nơi ông đã sinh ra, lớn lên và gắn bó một thời. Ở đây nhà thơ công khai và trực tiếp nói lên những tình cảm, suy nghĩ của chính mình.

Soạn bài phần đọc văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Trong phần đọc văn bản, có nhiều câu hỏi yêu cầu học sinh phải phân tích để trả lời. Những vấn đề được đưa ra liên quan đến yếu tố trong bài có thể gây ấn tượng, với độ liên tưởng mạnh. Ngoài ra, bạn cũng biết được thao tác lập luận, chủ đề của đoạn và các yếu tố hình thức được phân tích.

soạn bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư
Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư khi đọc

Câu 1: Trước khi đọc tiếp văn bản của Chu Văn Sơn, em hãy dừng lại đọc bài thơ của Lưu Trọng Lư và liệt kê những yếu tố hình thức ở bài thơ có thể gây ấn tượng và liên tưởng mạnh ở người đọc.

Bài thơ “Tiếng thu”, của Lưu Trọng Lư đã mượn không gian, cảnh vật đặc trưng  của mùa thu để thể hiện bức tranh tâm trạng đầy chân thực và sống động, đó chính là tâm trạng u buồn, có chút da diết, khắc khoải cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Nhân vật trữ tỉnh ở đây không trực tiếp xuất hiện mà chỉ thể hiện qua những lời nói đầy da diệt, hưởng đến đối tượng “em”. Vì vậy, “em” ở đây có thể hiểu là người thương, người mà nhân vật trữ tình hướng đến trong mọi lời tâm sự, “Em không nghe mùa thu”, câu thơ thật da diết nhưng sao cũng thật buồn, thật khắc khoải, em không nghe được tiếng của mùa thu hay em không thể nghe được? Dù  hiểu thế nào ta cũng thấy được khoảng cách trong cách cảm nhận của nhân vật trữ tình và “em”. Mùa thu thường đi vào trong thơ văn với cảm xúc buồn thương bởi sự chia phôi, nhạt nhoà như chính cảnh sắc mùa thu khắc tạc vào lòng người.

Trong không gian mùa thu được gợi mở một cách gián tiếp ấy, hình ảnh ánh trăng cũng hiện ra thật đặc biệt, nó vẫn đẹp như vậy nhưng không gợi niềm hân  hoan, vui sướng khi thưởng ngắm. Mà nó lại đẹp hơn bởi chính vẻ u sầu “Dưới trăng mờ thổn thức”, câu thơ gợi cho chúng ta liên tưởng đến không gian của một đêm trăng mùa thu, và cũng như chính cái mùa của sự phôi phai thì ánh trăng nhuộm cho ánh cũng nồng đượm nỗi buồn. Hay chính tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình đã nhuộm cho ánh trăng một vẻ u sầu như vậy. Nhà thơ đã sử dụng từ “thổn thức” để miêu tả ánh trăng, như vậy Lưu Trọng Lư đã xem vầng trăng như là một hiện thân của tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình. Ánh trăng mờ gợi cho ta liên tưởng đến một đôi mắt long lanh, ngấn lệ của một con người đa tình, đang nhớ nhung thứ trở nên nhạt nhoà, không thể nhìn rõ nét. Những liên tưởng đó thật ấn tượng. trong đau khổ, mong chờ. Và chính những giọt lệ chực trào ấy đã khiến cho mọi thứ trở nên nhạt nhọa, không thể nhìn rõ nét. Những liên tưởng đó thật ấn tượng.

Câu 2: Trong đoạn (2) và (3), thao tác lập luận chính mà tác giả sử dụng là gì?

Tác giả sử dụng thao tác lập luận chính là phân tích.

Câu 3: Xác định chủ đề của đoạn (4).

Câu chủ đề của đoạn (4): “Tiếng thu là cả một văn bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân”.

Câu 4: Từ đoạn (5) đến đoạn (7), tác giả tập trung phân tích những yếu tố hình thức nào của bài thơ?

Đoạn (5): Yếu tố về âm điệu: bài thơ tựa như một ca khúc.

Đoạn (6): Khổ thơ. Cấu trúc ngôn từ tự nó đã chia bài thơ thành ba phần nội dung tương ứng với ba câu hỏi.

Đoạn (7): Sự lặp lại của vần và nhịp: Hiệp vần bằng cả hệ thống: vần bằng và vần trắc.

Câu 5: Từ đoạn (8) đến đoạn (12), tác giả tập trung phân tích khía cạnh gì của bài thơ?

Tác giả tập trung phân tích khía cạnh của bài thơ: Phân tích cấu trúc ngôn từ mang tính nhạc, phân tích thứ tiếng của mùa thu: tiếng thổn thức, tiếng rạo rực, tiếng lá thu xào xạc, và âm hưởng của toàn bài thơ: âm bằng.

Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư sau khi đọc

Sau khi đọc và hiểu được ý nghĩa, phương pháp tu từ được sử dụng, học sinh tiếp tục đúc rút những nội dung sâu hơn. Ở phần sau khi đọc, bạn tìm hiểu phân tích tác giả đưa ra về âm thanh xuất hiện, so sánh với tác phẩm có chủ đề tương tự.

soạn bài bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư
Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư sau khi đọc

Câu 1: Theo phân tích của tác giả, “tiếng thu” và “tiếng thơ” tương ứng với những bình diện nào trong bài thơ của Lưu Trọng Lư?

Theo phân tích của tác giả, “tiếng thu” và “tiếng thơ” tương ứng với những bình diện trong bài thơ của Lưu Trọng Lư:

– “Tiếng thu”: không phải là một âm thanh riêng biệt nào, cũng không phải là một tập hợp giản đơn nôm na của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xào xạc của lá rừng. Tiếng thu là một giai điệu huyền… Bởi lẽ, sự cộng hưởng ấy mà “bàn hòa âm mùa thu” đã tìm thấy cho mình một “bản hòa âm ngôn từ”.

– “Tiếng thơ”: Đặc trưng vang lên từ đáy hồn Thơ mới chính là tiếng xôn xao. Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của tâm hồn thi sĩ.

Câu 2: Trình tự của bài viết đi từ “tiếng thu” hay “tiếng thơ”? Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là gì?

Theo tác giả Chu Văn Sơn, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là:

Tiếng thu không phải là một  âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp giản đơn nôm na của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xào xạc của lá rừng. Tiếng thu là một điệu huyền. Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

Câu 3: Đánh giá về tính hợp lí của cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết.

Bài viết in trong chương trình Văn lớp 10 được triển khai theo luận điểm rõ ràng và cụ thể, mỗi đoạn sẽ có một câu chủ đề riêng, các câu trong đoạn tập trung làm rõ cho câu chủ đề.

Câu 4: Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của thơ mới so với thơ cổ điển là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt ấy?

Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là: Thơ xưa thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn. Yên bình, thanh vắng trở thành một đặc tính của vẻ đẹp thiên nhiên trong nghệ thuật cổ điển. Còn tiếng xôn xao. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt: đó là các nhà Thơ mới không nhìn thiên nhiên bằng cái chiêm nghiệm, mà tìm cái chất chứa bên trong lòng tạo vật, trong lòng thiên nhiên.

Câu 5: Khi phân tích ngôn từ trong bài thơ Tiếng Thu, những thao tác gì được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng? Theo bạn, sao những thao tác ất lại rất cần thiết trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ?

Những thao tác được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng: Thao tác lập luận phân tích, chứng minh.

– Những thao tác ấy lại rất cần thiết trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ, vì cảm nhận thơ, phải gắn liền với phân tích từ ngữ, chứng minh qua từ ngữ. Có như vậy, mới có thể hiểu đúng, hiểu đủ và hiểu hay về ý nghĩa thơ biểu đạt.

Câu 6: Từ những gợi ý trong bài viết của Chu Văn Sơn, theo bạn, sức hấp dẫn của một bài thơ nằm ở những yếu tố nào?

Những yếu tố ngôn từ được sử dụng trong bài thơ, âm điệu bài thơ, vần và nhịp thơ, tính thẩm mĩ nghệ thuật lặp lại của bài thơ.

Kết nối đọc – viết tác phẩm Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Từ những điều đã đúc rút được qua phần soạn trước, trong và sau khi đọc, học sinh phát triển ý thành đoạn văn. Lưu ý, cần đưa ra những ý chính, sau đó lập danh sách các ý phụ muốn đưa vào để làm sáng tỏ suy nghĩ, cảm nhận. Một số mẫu tham khảo sẽ giúp bạn chuẩn bị bài học, viết đoạn văn chỉnh chu, đúng yêu cầu.

bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư soạn văn
Kết nối đọc viết Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Qua tác phẩm được giới thiệu trong bài Vẻ đẹp của thơ ca, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ về điều làm em thấy thú vị. hấp dẫn khi đọc thơ.

Trả lời (1)

Trong cuộc sống của chúng ta, nhất là người xưa có nhiều thú chơi tao nhã mà ta từng nghe. Đó là, ngao du sơn thủy, đánh cờ, chơi đàn, thưởng hoa, ngắm trăng, trả thiền, trong những thú chơi tao nhã đó có thú làm thơ, họa thơ, đọc thơ. Nói về đọc thơ, nhất là thơ tả cảnh ngụ tình vừa cho ta được chiêm ngưỡng thiên nhiên qua ngôn từ miêu tả giàu hình ảnh của thi nhân. Chẳng những vậy, phía sau hình ảnh ấy là tầng tầng lớp lớp cái tôi trữ tình, một thế giới tâm hồn, và có khi là một tư tưởng nhân sinh gửi gắm trong đó. Ví như đọc vài dòng thơ của Xuân Diệu về cải cách thể hiện một tình yêu cuộc sống tích cực mà nếu khi người đọc thoảng qua cái tựa đề “Vội vàng”, ta cứ ngỡ, cứ nhầm là kiểu sống vội vàng, buông thả. Hay khi ta đọc “Lá diêu bông” của Hoàng Cầm là tác phẩm siêu thực , mà rất thực trong mối tâm tư của chàng trai bé nhỏ si tình giữa “Gió quê vi vút thật trong đời, mà Hoàng Cầm đã sáng tạo ra hình tượng lá diêu bông để nói về gọi. Diêu bông hời, ới diêu bông”. Để rồi ta thú vị nhận ra không có lá diêu bông một tình yêu vô vọng. Rõ ràng, đọc thơ là cái thú tao nhã.

Trả lời (2)

Thơ ca như hương như hoa của cuộc đời này, luôn mang một vẻ đẹp tuy mong thiêng liêng, vừa không dễ thay thế. Nhiều người cho rằng: Rồi có ngày thơ sẽ chết, manh nhưng vĩnh cửu và luôn mang trong lòng nó giá trị văn hoá phi vật thể Đó là một dự đoán mang tính chất cảm tính. Vì bằng chứng cho chúng ta thấy là ngay ở những nước tiên tiến có nền văn học phát triển cụ thể là ở nước Mỹ, dù văn minh vật chất chiếm ưu thế, nhưng thi ca vẫn có một vị trí, một vai trò đáng kể và vẫn được tôn vinh. Cho nên, hầu như trong lễ nhậm chức tổng thống của nước Mỹ, cũng có nhà thơ được mời đến để đọc thơ thay lời chúc mừng. Thế giới hiện đại hút con người về phía vật chất, với những lo toan trong cuộc sống hiện nay nhưng vẫn cần sự thăng bằng, tươi mát, cho nhuần nhuỵ, thăng hoa mà một trong phương tiện đem lại sự cân bằng ấy là thơ. Ngay từ bé thơ nằm nỗi, chúng ta đã được ngủ say qua lời ca dao, mà bà, mà mẹ, mà đã ru ta vào giấc mơ lộng lẫy của tuổi thơ. Mà ca dao cũng chính là thơ vậy! Cho nên, chúng ta không thể bỏ cái thú đọc thơ trong cuộc sống hiện tại mà cần bồi đắp thêm trong tâm hồn của mình.

Kết luận

Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư chương trình Kết nối tri thức 10 mới hiểu rõ được những ý nghĩa hay nhất. Tác phẩm thể hiện được nét hài hòa của “tiếng thơ” và “tiếng thu”, tạo bản hoà âm độc đáo.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *