Soạn bài Âm mưu và tình yêu – Văn 11 Chân trời sáng tạo

Để theo kịp tiến độ bài giảng trong tiết học, việc soạn bài Âm mưu và tình yêu một cách chu đáo là điều cần thiết. Tham khảo hướng dẫn giải đáp chi tiết tại The POET để nâng cao hiệu quả học tập của bạn.

đọc hiểu âm mưu và tình yêu
Soạn bài Âm mưu và tình yêu – tác giả Sile

Table of Contents

Soạn bài Âm mưu và tình yêu lớp 11 Chân trời sáng tạo

Để đọc hiểu âm mưu và tình yêu chuẩn xác nhất, bạn cần trả lời những câu hỏi trong đã được liệt kê trong sách giáo khoa.

Câu 1: Kẻ hai bảng dưới đây vào vở, liệt kê một số hành động của các nhân vật góp phần phát triển mâu thuẫn, xung đột kịch trong văn bản.

Bảng a ( soạn bài Âm mưu và tình yêu) – Những hành động giãi bày, khẳng định tình yêu của Luy-dơ trong Hồi I – Cảnh 1

 

Thứ tự hành động Hành động của Luy-dơ Hành động của ông bà Min-le
1 Luy-đơ hỏi thăm Phéc-đi-năng có đến không Min-le hỏi đó là ai?

Bà buồn bã tưởng Luy-đơ đã quên được Phéc-đi-năng

2 Luy-đơ nói những suy nghĩ trong lòng của mình Min-le vô cùng thất vọng
3 Luy-đơ lo lắng không biết Phéc-đi-năng đang ở đâu?

Cô cãi lời cha, bày tỏ sẽ không thể quên được Phéc-đi-năng

Min-le bất lực ôm lấy mặt, sẵn lòng hy sinh tất cả để có thể thay đổi thực tại.
4 Luy-đơ xin cha mẹ được nghĩ đến Phéc-đi-năng Bà Min-le tránh mặt không dám gặp khi thấy Thiếu tá đến

 

Bảng b (soạn văn Âm mưu và tình yêu lớp 11) – Những hành động xoay quanh cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu và danh dự của Phéc-đi-năng trong Hồi II – Cảnh 2

Thứ tự hành động Hành động của Phéc-đi-năng Hành động của Tể tướng Van-te và bọn tay chân
1 Phéc-đi-năng lao đến đỡ Luy-đơ và kêu cứu Van-te sai tay chân bắt Phéc-đi-năng tránh xa Luy-đơ
2 Phéc-đi-năng ngăn cản bọn lính với thái độ tức giận

Phéc-đi-năng cầu xin cha không được làm hại Luy-đơ

Van-te đe dọa và sai lính bắt Luy-đơ đi
3 Phéc-đi-năng quát tháo, thề độc và tiếp tục van xin cha Van-te tức giận đột độ, chửi bới và sai lính xông lên
4 Phéc-đi-năng chỉ trích hành động của cha mình Van-te yêu cầu binh lính lôi người đi
5 Phéc-đi-năng sẵn sàng lên giá cùng người yêu Van-te phớt lờ
6 Phéc-đi-năng rút kiếm và đe dọa Van-te khiêu khích con trai
7 Phéc-đi-năng xin chúa chứng giám và uy hiếp cha Van-te miễn cưỡng thả Luy-đơ

 

Câu 2: Theo bạn, chủ đề “Âm mưu và tình yêu” được thể hiện trong Hồi I – Cảnh I và Hồi II- Cảnh 2 có gì khác nhau? Nguyên nhân chính dẫn đến tình huống căng thẳng và xung đột giữa hai cha con Van-te -Phéc-đi-năng trong Hồi II – Cảnh 2 là gì?

Âm mưu và tình yêu thuộc các văn bản lớp 11 tập 2 NXB Chân trời sáng tạo, phân tích sự khác nhau giữa chủ đề các cảnh như sau:

Sự khác nhau
Chủ đề tại Hồi I – Cảnh 1 Cuộc hội thoại giữa Luy-đơ và ông bà Min-le làm nổi bật tình cảm sâu đậm của Luy-đơ dành cho người yêu: tình yêu trong sáng, sẵn sàng vượt qua những định kiến xã hội
Chủ đề tại Hồi II – Cảnh 2 Cuộc hội thoại giữa Phéc-đi-năng và cha là ông Van-te phản ánh mối quan hệ căng thẳng giữa hai cha con. Phéc-đi-năng dám đứng lên đấu tranh vì tình yêu và sẵn sàng chết cùng với người mình yêu

 

Nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai cha con ông Van-te và Phéc-đi-năng: Tình yêu không môn đăng hộ đối giữa Phéc-đi-năng và Luy-đơ.

Câu 3: Phân tích nét tính cách nổi bật của một trong hai nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng Tể tướng Phôn Van-te. Cho biết nguyên nhân nào làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này.

Tính cách nổi bật của nhân vật Tể tướng Van-te:

  • Hành động độc đoán, không quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của người khác
  • Nóng tính, tàn nhẫn và thủ đoạn. Sẵn sàng dùng quyền thế của mình để ức hiếp những người có chức quyền thấp hơn.
soạn bài âm mưu và tình yêu
Xung đột giữa  nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng Tể tướng Phôn Van-te

Nguyên nhân làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa Phéc-đi-năng và Van-te: Người cha ngăn cấm tình yêu không môn đăng hộ đối của con trai bằng mọi thủ đoạn. Người con không chấp nhận và chống trả bằng mọi cách.

Câu 4: Nhận xét về cách miêu tả, thể hiện diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ hành động của Luy-đơ.

Tác giả khắc họa thành công nhân vật Luy-đơ nhỏ bé, yếu đuối và hy sinh vì gia đình.

Trước sự phản đối của cha mẹ, Luy-đơ mặc dù sâu bên trong là tình yêu dành cho Phéc-đi-năng nhưng chỉ biết lặng lẽ từ bỏ, không dám đấu tranh quyết liệt.

Câu 5: Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I – Cảnh 1 và Hồi II – Cảnh 2 (cách phân bố lời thoại cho các nhân vật nhiều hay ít, dài hay ngắn, có hợp lí không, vì sao,…).

Phân cảnh Cách sử dụng ngôn ngữ
Hồi I – Cảnh 1 Lời thoại nhiều và kéo dài => Lột tả được hết những tâm tư, tình cảm giấu kín của nhân vật
Hồi II – Cảnh 2 Lời thoại ngắn và phân bổ liên tục => bổ trợ cho hành động, từ đó diễn tả được sự gay cấn, mâu thuẫn đẩy lên cao trào trong phân cảnh

 

Câu 6: Trong văn bản trên, nhân vật nào mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch? Căn cứ vào đâu để bạn kết luận như vậy?

Phéc-đi-năng sinh ra trong một gia đình giàu có, quyền uy nhưng thiếu đi sự tự do. Với tình yêu của mình, trước sự ngăn cấm kịch liệt từ gia đình, nhân vật sẵn sàng lên tiếng bảo vệ người yêu, dám đấu tranh và thâm chí là chết cùng người mình yêu.

=> Nhân vật Phéc-đi-năng mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kích.

Câu 7: Nêu một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết phần văn bản trên (trích trong Âm mưu và tình yêu) thuộc thể loại bi kịch.

Bi kịch được xây dựng trên những mâu thuẫn gay gắt giữa khát vọng của con người và hiện thực tàn khốc, kết thúc bằng sự đau khổ hoặc cái chết của nhân vật.

Trong văn bản Âm mưu và tình yêu, tình yêu, hạnh phúc của Phéc-đi-năng và Luy-đơ bị chính sự ngăn cản kịch liệt từ gia đình đưa đến ngõ cụt. Trước sự độc đoán của người cha, Phéc-đi-năng sẵn sàng đấu tranh nhưng vẫn phải đối diện với kết cục đầy đau đớn.

Kết luận

Soạn bài Âm mưu và tình yêu giúp bạn dễ dàng nắm bắt được giá trị cốt lõi của tác phẩm. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình học tập.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *