Phân tích nhân vật Chí Phèo – Nam Cao hay nhất 

Gợi ý phân tích nhân vật Chí Phèo chi tiết từ dàn ý cho đến bài phân tích. Học sinh có thể tìm hiểu một số mẫu văn hay được gợi ý tại The POET Magazine để nắm được diễn biến tâm lý và tính cách nhân vật.

Dàn ý bài phân tích nhân vật Chí Phèo

Trước khi hoàn thành bài phân tích nhân vật Chí Phèo, bạn cần lập dàn bài chi tiết. Từ những ý chính, học sinh có thể phân tích chi tiết nhân vật chính trong tác phẩm một cách sâu sắc nhất.

nhân vật chí phèo
Dàn bài hay phân tích Chí Phèo

Mẫu số 1: Dàn ý phân tích chí phèo hay

Tìm hiểu một số mẫu dàn ý hay và chọn lọc để đưa vào nội dung phân tích. Mỗi dàn ý có cách phân tích và triển khai khác nhau để bạn cảm nhận hình ảnh nhân vật đa chiều hơn.

Mở bài phân tích Chí Phèo

Những thông tin chung của Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo. Nhà văn này là tấm gương lớn về nhà văn, chiến sĩ, lòng say mê nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm. Chí Phèo là tác phẩm tiêu biểu, cho thấy kết tinh tài năng nghệ thuật của ông.

Hình tượng Chí Phèo gặp nhiều bi kịch của kiếp người. Thông qua hình ảnh nhân vật này, bạn có thể có được những bài học sâu sắc.

Thân bài phân tích hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên

Thông qua các ý chính, học sinh phân tích thêm các lý lẽ để làm rõ các vấn đề.

Hoàn cảnh Chí Phèo:

  • “Hắn vừa đi vừa chửi” -> Xuất hiện một cách tự nhiên.
  • Qua tiếng chửi, nhân vật hiện lên với kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi, Chí Phèo là nạn nhân ra sức cựa quậy, mong được xem là người bình thường.

Lai lịch và cuộc đời của chí Chí Phèo trước khi ở tù: 

  • Hoàn cảnh: Không có cha, không có mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dúi cũng không có.
  • Dù trong hoàn cảnh khó khăn, Chí Phèo vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp:
Sự lương thiện Đi hết nhà này đến nhà khác, cày thuê cuốc mướn kiếm sống => Làm nghề chân chính.
Ước mơ giản dị về cuộc sống có gia đình Có ngôi nhà nho nhỏ, cày thuê cuốc mướn => Sự lương thiện.
Có lòng tự trọng Bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, Chí cảm thấy nhục => Có ý thức về nhân phẩm.

=> Chí Phèo có đủ điều kiện để cuộc sống yên bình, như nhiều người khác, quãng đời lương thiện của Chí Phèo kéo dài trong khoảng 20 năm đầu.

Sự thay đổi của Chí Phèo khi ra tù: 

Chí Phèo bị bắt vào tù:

  • Vì Bá Kiến ghen với vợ.
  • Chế độ nhà tù thực dân biến Chí Phèo thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.

Hậu quả của những ngày ở tù:

  • Hình dạng “Cái đầu trọc lóc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm” => Chí Phèo đánh mất nhân hình.
  • Nhân tính: Du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến => Chí Phèo đánh mất nhân tính.

Quá trình tha hóa của Chí Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù => Chí mắc mưu, thành tay sai cho Bá Kiến => Chí Phèo đã bị cướp cả nhân hình lẫn nhân tính, điển hình cho hình ảnh nông dân bị đè nén đến cùng cực.

Cuộc gặp gỡ của Chí Phèo và Thị Nở:

Tình yêu mộc mạc và chân thành của Thị Nở đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo.

  • Nhận thức: Biết mọi âm thanh trong cuộc sống. Nhận ra bi kịch trong cuộc đời, sợ cô đơn và cô độc.
  • Về ý thức: Thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người.

Bát cháo hành chính là hình ảnh độc đáo và thân mật, mang nhiều ý nghĩa. Đây là lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng Chí được ăn món ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc. Khi đó, anh ta đã hoàn toàn thức tỉnh.

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:

Bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo, điều này cho thấy rõ định kiến của xã hội. Khi đó, diễn biến tâm trạng của Chí Phèo đi từ ngạc nhiên đến thất vọng:

  • Lúc đầu: Chí Phèo ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở.
  • Hiểu ra mọi việc: Tuyệt vọng, uống rượu rồi xách dao đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến, sau đó tự sát.

Ý nghĩa của việc đâm chết Bá Kiến của Chí Phèo gồm:

  • Đâm chết Bá Kiến là hành động trả thù của người nông dân, sau khi họ đã thức tỉnh về quyền sống.
  • Cái chết của Chí Phèo là cái chết trong bi kịch, mang nhiều đau đớn trên hành trình trở về cuộc sống làm người.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật: 

Tác giả thuộc phương thức xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Bằng phương pháp về nhân vật kết hợp với ngôn ngữ mộc mạc và giản dị, văn bản này đã thành công khi tạo nên hình ảnh Chí Phèo, với nhiều bài học giá trị.

Kết bài phân tích nhân vật Chí Phèo

Tổng hợp những nét tiêu biểu, nói lên hình ảnh của Chí Phèo. Đưa ra cảm nhận của bản thân về nhân vật này.

Mẫu 2 phân tích nhân vật Chí Phèo hay

Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên hiện lên vừa là người nông dân lương thiện, vừa là tên lưu manh tàn ác của làng Vũ Đại. Tuy nhiên, người ta cũng cảm thương cho số phận đau đớn của Chí, được sinh ra là người nhưng không phải là người.

Mở bài phân tích Chí Phèo

Nam Cao là nhà văn hiện thực, phê phán xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ông sở hữu vô số tác phẩm, chủ yếu nói về những số phận nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là người nông dân.

Chí Phèo là tác phẩm thể hiện hình ảnh người nông dân trước Cách mạng tháng 8. Khi đó, thực dân phong kiến làm cho người dân rơi vào cảnh khốn cùng, bị tha hóa nhân hình và nhân tính.

Thân bài phân tích tác phẩm

Hình ảnh nhân vật Chí Phèo hiện ra vừa lương thiện, vừa giống như “quỷ dữ” của làng Vũ Đại. Chi tiết về đặc điểm của nhân vật:

Chí Phèo chính là người nông dân lương thiện:

  • Mô côi, bị bỏ rơi và sống vất vưởng.
  • Lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến, khỏe mạnh, chịu khó, “hiền lành như đất”.
  • Có ước mơ, hạnh phúc bình dị.
  • Có lòng tự trọng.

Chí Phèo là tên lưu manh và là con “quỷ dữ” của làng Vũ Đại 

  • Bị Bá Kiến đẩy vào nhà tù thực dân.
  • Bị nhà tù làm cho tha hóa về tinh thần và nhân tính.

=> Hiện tượng của quy luật xã hội, sản phẩm của quá trình bị đè nén, áp bức của nông thôn trước CMT8.

Chí Phèo chính là bi kịch của hiện tượng sinh ra là người nhưng không được là người:

  • Gặp gỡ thị Nở đánh thức phần người trong Chí.
  • Khát khao sống lương thiện, trở về cuộc sống đời thường trỗi dậy, chỉ muốn thực hiện những giấc mơ bình dị. Chí nhận ra mình đã già, nghe được những âm thanh cuộc sống đời thường.
  • Mong trở về làm người bình thường bị từ chối. Thị đã chọn cách nghe lời bà cô, từ chối cuộc sống cùng với Chí. Bà cô là hiện thân của thành kiến trong xã hội đương thời, từ đó làm Chí rơi vào cảnh đau đớn và tuyệt vọng cùng cực.

=> Kết cục bi thảm: Chí tự tử khi đang bế tắc, cảm thấy Bá Kiến đã lấy đi bộ mặt và linh hồn của Chí Phèo. Chính từ những suy nghĩ này, anh ta chọn cách đến tiêu diệt Bá Kiến và chọn cách tự tử.

Đánh giá nghệ thuật được thực hiện trong tác phẩm 

Nghệ thuật: Giọng kể đa thanh, dùng phương pháp khắc họa nhân vật độc đáo. Tác giả đã chọn cách xây dựng tình huống truyện đầy hấp dẫn, hợp lý. Thông qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo mới mẻ, vạch trần tội ác thực dân phong kiến.

=> Thể hiện niềm tin vào sức mạnh tình người, nhân tính và bản chất con người.

Kết bài phân tích nhân vật

Chí Phèo là biểu tượng tiêu biểu, nói lên hình tượng của người nông dân trước CMT8, trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam. => Giá trị hiện thực và nhân đạo thể hiện qua nhân vật góp phần đưa Chí Phèo thành bài văn nổi bật nhất, khẳng định tên tuổi của Nam Cao.

Giải đáp một số thắc mắc khi phân tích Chí Phèo

Nhiều mẫu  phân tích nhân vật Chí Phèo hay cho học sinh có thêm nhiều cơ lựa chọn. Tuy nhiên, dù làm văn như thế nào, bạn vẫn nên chú ý kỹ một số chi tiết đắt giá được gợi ý qua các câu hỏi gợi mở.

phân tích nhân vật chí phèo
Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến nhân vật Chí Phèo

1/ Chí Phèo tên thật là gì?

Chí Phèo có tên thật là Chí.

2/ Chí Phèo là người như thế nào?

Chí Phèo thực chất là người chất phác và chịu khó. Cha mẹ mất từ sớm, nhà quá nghèo nên Chí không có ruộng vườn, phải làm thuê cho địa chủ, sau đó chuyển sang làm mổ lợn thuê, không phải mẫu người “Nhác làm siêng ăn”.

3/ Tại sao Chí Phèo giết bá kiến rồi tự sát?

Chí Phèo khát khao sự lương thiện nhưng không tìm ra con đường hoàn lương, sau đó cảm thấy bất lực. Cuối cùng, Chí đã cầm giao giết Bá Kiến sau cơn say rượu rồi tự tử.

4/ Điều gì ám ảnh Chí Phèo nhất khi nghĩ về cuộc đời của mình?

Điều ám ảnh Chí Phèo nhất khi nghĩ về cuộc đời của mình chính là sự cô độc. Hắn nhận ra bản thân luôn một mình dù đã ngoài 40. Người khác ở độ tuổi này đều đã có gia đình êm ấm và con cái quây quần, vậy mà giờ đây chỉ có một mình hắn, nỗi cô độc này đáng sợ hơn cả việc bị ốm đau, bệnh tật.

5/ Chí Phèo sinh năm bao nhiêu?

Tác phẩm được viết vào tháng 2/1941.

6/ Sự thay đổi bên trong Chí Phèo bắt đầu từ những cảm giác và ấn tượng gì?

Sự thay đổi bên trong Chí Phèo bắt đầu từ những cảm giác và ấn tượng gồm:

  • Mở mắt thì trời sáng đã lâu, mặt trời lên cao rực rỡ, tiếng chim ríu rít => Chí đã nhìn nhận mọi thứ xung quanh tích cực, cảm nhận được vẻ đẹp về hình ảnh và âm thanh nghe thấy.
  • Cảm giác bâng khuâng như tỉnh dậy sau cơn say dài, lòng mơ hồ buồn, rùng mình sợ rượu, thấy tiếng chim hót vui tai, tiếng người đi chợ tấp nập. => Những cảm nhận mới, dù những điều này xuất hiện mỗi ngày nhưng trước đó chưa bao giờ nhìn ra.

7/ Thái độ của người kể với Chí Phèo và thị nở thông qua điểm nhìn và lời kể có gì đặc biệt?

Người kể có thái độ cảm thông với Chí Phèo trước số phận bị đầy đọa, bị cự tuyệt quyền làm người:

  • Cất lên tiếng kêu cứu đầy phẫn uốt cho người lao động lương thiện.
  • Lên án gay gắt thế lực tàn bạo, gây ra tấn bi kịch đau thương cho người lao động.
  • Trân trọng và nâng niu nét đẹp của người nông dân.

8/ Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa gì?

Cái chết của Chí Phèo là biểu tượng của sự thất bại, tuyệt vọng của cuộc đời tha hóa, biến chất. Đây cũng là phản ánh hiện thực bế tắc, thất bại của người nông dân Việt Nam trước năm 1945.

9/ Từ sự thức tỉnh của Chí Phèo bạn có suy nghĩ gì về bản chất của con người?

Từ sự thức tỉnh của Chí Phèo, ta thấy được bản chất của con người không đơn giản là ác hay lành, điều này sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh và tình huống họ phải đối diện.

Những mẫu phân tích nhân vật Chí Phèo hay nhất

Có nhiều cách phân tích nhân vật Chí Phèo hay để học sinh tham khảo. Thông qua những chi tiết đặt ra, bạn hiểu hơn về số phận người dân nghèo khổ sống trong thời phong kiến.

nhân vật chí phèo phân tích
Mẫu phân tích hay về nhân vật Chí Phèo

Mẫu số 1 phân tích hình ảnh Chí Phèo

Nam Cao là nhà văn hiện thực tài năng, ông có rất nhiều bài viết xuất sắc về đề tài người nông dân. Những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của Nam Cao chủ yếu là người nông dân, có hoàn cảnh nghèo khó. Họ sống trong hoàn cảnh khổ cực, phải chịu nhiều bất công, bị chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần, coi thường, khinh miệt. Chí Phèo là nhân vật điển hình, nói lên số phận của nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Đây là nhân vật có một không hai, xuất hiện một cách đặc biệt, nói lên sự tài giỏi của tác giả và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Chí Phèo là nhân vật được khắc họa rõ nét về hoàn cảnh đưa đẩy trở thành ác quỷ trong mắt những người xung quanh. Chí cũng như Cu Lộ trong tác phẩm Tư Cách Mõ. Đây là người con trai có bản chất hiền lành, chất phác nhưng lại bị giai cấp thống trị chèn ép, đến mức phải cùng đường, đánh mất linh hồn. Dù vậy, sâu thẳm trong trái tim của họ là sự thiện lương, khao khát một cuộc sống bình thường và đúng nghĩa. Cuộc đời của nhân vật Chí đã được phân chia thành hai giai đoạn trước và sau khi gặp Thị Nở. Hai khoảng thời gian này thể hiện rõ diễn biến tâm lý của chàng Chí, cho thấy những hành động vô cùng khác biệt, điều này cũng chứng minh Nam Cao có ngòi bút hiện thực rất sắc bén.

Trước khi gặp Thị Nở, cuộc đời của Chí khiến nhiều người phải ngán ngẩm. Hắn vừa bước chân ra khỏi nhà tù thực dân trở về làng, hình ảnh hiện lên lúc này là kẻ lưu manh tha hóa, mất nhân tính, là quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Những ngày tháng này chính là khi Chí Phèo bị phần con lấn át phần người. Ngay cả ngoại hình bên ngoài của Chí cũng khiến cho người ta khiếp sợ, đúng một thằng du côn, đầu bò, lưu manh, đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mắt gườm gườm, người xăm trổ. Hắn đã khiến cho người ta sợ hãi khi mới gặp lần đầu, tác giả khắc họa nhân vật chi tiết, tỉ mỉ từng câu chữ, từ đầu đến chân để người đọc hiểu rõ vẻ bề ngoài đáng sợ của Chí, đúng thực sự là “dị dạng không giống ai”.

Nhân vật chính lúc này đã trượt trên cái dốc tha hóa, từ khi về làng, khi nào hắn cũng say xỉn, chưa bao giờ tỉnh. Khi nào say là hắn lại chửi và có thể làm bất cứ thứ gì người khác sai khiến. “Hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt biết bao nhiêu người lương thiện”. Những việc hắn làm khiến cho người dân chán nản là: rạch mặt ăn vạ, cướp của giết người. Khi đó, “Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi khi hắn qua”, Từ đó, Chí sống trong sự cô độc giữa dòng đời tấp nập, giữa bao người ngược xuôi, nhưng tuyệt nhiên không ai coi hắn là người.

Cứ nghĩ con quỷ dữ sống mãi kiếp thú nhưng Nam Cao không làm vậy. Tác giả đã cho Chí có thêm một cơ hội hồi sinh, với chi tiết đắt giá là gặp gỡ Thị Nở. Đây là nội dung mang tính nhân đạo nhất của tác phẩm, tác giả đã để cho Chí có cơ hội ăn bát cháo hành, nhận được tình cảm chân thành, sự quan tâm chăm sóc của Thị Nở. Buổi sáng thức dậy, hắn có thay đổi rõ rệt trong cả suy nghĩ, cảm xúc lẫn hành động. Hắn “thấy miệng đắng, lòng buồn mơ hồ”. Lần đầu từ khi trở về, Chí thấy âm thanh cuộc sống  “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”… Những âm thanh này ngày nào cũng có, nhưng vì sao giờ Chí mới nghe thấy? Thực ra, đó là vì lần đầu tiên hắn tỉnh táo để nghe được những âm thanh từ sự sống.

Khi đó, Chí Phèo thực sự nhận thức bản thân mình về quá khứ, hiện tại và tương lai. Tiếng bàn tán của người bán hàng gợi nhớ về quá khứ tươi đẹp của hắn đã thể hiện ước mơ một gia đình nho nhỏ. Trong đó có “Chồng cuốc mướn, cày thuê vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Đây chính là sự khao khát của canh điền hiền lành và chất phác. Những điều này không thể thành sự thật, hiện tại “hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc”, “hắn đã tới cái dốc bên kia của đời”… Chí Phèo lúc này đã nghĩ về tương lai, “trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Sau nhiều ngày sống như vô thức, trải qua trận ốm, Chí đã tỉnh dậy, suy nghĩ về cuộc đời mình. Với khả năng nhận thức về ngoại cảnh, nhận thức về chính mình, Chí tỉnh dậy và hồi sinh trở về kiếp người. Vì vậy, bây giờ hắn cũng khát khao làm người lương thiện, thể hiện qua nội dung: “Trời ơi! hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được.”. Nhà văn cho thấy rõ mong ước được hoàn lương, hắn đặt tất cả hy vọng vào Thị Nở. Nàng chính là cầu nối cho Chí hòa nhập với xã hội, sống cuộc đời thiện lương.

Cuộc đời vốn chẳng như điều mơ ước, tưởng rằng mình tìm thấy hơi cháo tình yêu, khó khăn đi qua, giờ đây đã có thể sống bình thường. Nhưng không, bi kịch lại tái diễn một lần nữa, khi hắn bị Thị Nở từ chối. Cả làng Vũ Đại cũng đã chọn cách cự tuyệt quyền được làm người, khiến hắn cảm thấy mất hết hy vọng.  Dù cố gắng hoàn lương, hòa nhập cùng mọi người, nhưng định kiến xã hội đã làm cho Chí Phèo phải đau khổ. Cánh cửa hoàn lương tưởng chừng dần dần mở rộng, nhưng lại bị đóng sầm lại ngay lập tức. Hắn căm phẫn đến tột cùng, cuối cùng quyết định cầm dao đến nhà, đâm chết Bá Kiến ngay lập tức, sau đó tự sát.

Như vậy, Chí đã nhận thức được kẻ thù chính xác là ai, tiếng đòi làm người của hắn vang lên khi giết cụ Bá: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này?”. Cái chết này chính là sự giải thoát duy nhất, tốt nhất mà tác giả dành cho Chí Phèo. Cuộc đời của Chí đại diện cho mâu thuẫn giai cấp khốc liệt ở vùng nông thôn nước ta được đẩy lên cao trào, thậm chí không giải tỏa được. Những mâu thuẫn ngày càng bị ném xuống tận cùng, có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào, bắt buộc phải được xử lý một cách tích cực nhất.

Tác giả Nam Cao đã sử dụng ngòi bút tài tình của mình để khắc họa một nhân vật Chí Phèo chân thực nhất. Ông cũng chọn nghệ thuật trần thuật và vận dụng một cách kinh hoạt, các ngôn ngữ được sử dụng gần gũi, ngôn ngữ bình dị, làm cho nhân vật Chí hiện lên có ngoại hình, tính cách đầy đủ nhất. Số phận của Chí tiêu biểu cho xã hội phong kiến xưa, cụ thể là trước Cách mạng tháng 8. Hình ảnh cái lò gạch cũ và hành động nhìn xuống bụng của Thị Nở ở cuối truyện chứng minh rằng, xã hội không thay đổi thì sẽ còn không biết bao nhiêu Chí Phèo nữa ra đời. Hình ảnh nhân vật Chí là đóng góp to lớn cho tên tuổi của Nam Cao.

Mẫu số 2 phân tích Chí Phèo hay nhất

Chí Phèo là tác phẩm được đánh giá là thành công nhất của Nam Cao về người nông dân. Đây cũng là đỉnh cao sáng tác trong trào lưu hiện thực phê phán. Sự thành công của hình tượng Chí Phèo đã chứng minh được tài năng nghệ thuật độc đáo của tác giả, thể hiện giá trị hiện thực lớn lao và giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc.

Bối cảnh hiện thực của Chí Phèo đã thể hiện cảnh nông thôn Việt Nam nghèo đói trong những năm bốn mươi. Trong cảnh tối tăm này, nhiều người nông dân đã bị đẩy vào con đường bần cùng, lưu manh, không ít người liều lĩnh, thay đổi bản chất chỉ để được tồn tại. Tính cách của Chú mang ý nghĩa điển hình cho người những người ấy trong xã hội lúc bấy giờ.

Chí Phèo mở màn bằng nhân vật cùng tên, xuất hiện với hành động vừa đi vừa chửi. Không phải ngẫu nhiên tác giả để Chí Phèo xuất hiện bằng tiếng chửi. Hắn chửi trời, chửi đời, có nghĩa là đang đối lập lại với tạo hóa và xã hội. Chí Phèo còn chửi cả làng Vũ Đại, tức là đang đối lập với quê hương, chửi đứa nào không chửi nhau với hắn, nghĩa là đối lập với tất cả mọi người. Chí còn chửi mẹ nào đẻ ra thân hắn để phải khổ đến nỗi này, tức là chống lại nguồn gốc và sự tồn tại của mình. Hắn đang cố tìm sợi dây liên hệ giữa bản thân và xã hội bằng tiếng chửi, tuy nhiên, không có sự kết nối nào. Chí Phèo đã như một con vật, được ví như một kẻ lưu manh và liều lĩnh trong cảnh cô độc.

Từ khi sinh Chí Phèo đã bị ném ra khỏi nhà và cuộc sống chỉ trông chờ vào lòng trắc ẩn của những người qua đường. Tại làng Vũ Đại, hắn xuất hiện như một thằng “cùng hơn cả dân cùng; không cha không mẹ, không thước đất cắm dùi”. Cả đời hắn “chưa bao giờ được chăm sóc bởi một bàn tay đàn bà”.  Đến nỗi, ước mơ được sống với một người phụ nữ xấu như ma chê quỷ hờn cũng không thể thành hiện thực.

Cứ như vậy, Chí Phèo đã tồn tại trong sự khinh rẻ và coi thường của mọi người. Hắn cũng đã chết đi trong sự cô độc, không có gì tử nhục hơn khi chết mà không lấy được một giọt nước mắt của người khác. Khi hắn chết, người ta lại càng mừng hơn. Mong ước được trở lại làm người đã bị cự tuyệt hoàn toàn, xã hội không công nhận điều đó và số phận của hắn đã đại diện cho một số người dưới đáy xã hội cũ.

Hình ảnh Chí Phèo phải là ngẫu nhiên hay cá biệt. Thông qua tính cách điên khùng của nhân vật này, tác phẩm đã nói lên được người của xã hội thực dân nửa phong kiến. Khi đó, người ta bắt đầu đặt ra những câu hỏi: “Ai là người đã để Chí Phèo vào con đường tội lỗi?”, “Ai biến hắn trở thành một con quỷ dữ ở làng Vũ Đại?”. Chính con quỷ ấy cũng đã có một khoảng thời gian sống rất thiện lương. Tuổi thơ “bơ vơ hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà khác”.  Đến tuổi thanh niên thì “làm canh điền cho ông Lý Kiến”. Hắn sống một cuộc đời lao lực, cực khổ đến tận cùng, cũng từng ước mơ có một cuộc sống lao động giản dị, chân phương.

Mặc dù còn trẻ, Chí Phèo vẫn phân biệt được tình yêu chân chính và thời dâm dục xấu xa. Khi bị bà ba gọi lên bóp chân, anh “chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”. Bản chất trong sáng và lương thiện của người nông dân này đã bị bọn cường hào và nhà tù thực dân bóp chết.

Làng Vũ Đại vừa chật chội, lại có rất nhiều thế lực xâu xé lẫn nhau, một thước đất cắm dùi cũng không có, hắn biết làm gì để sống. Trong một xã hội như vậy, người ta không thể nào hiền lành, thay vào đó là phải cướp bóc, ăn vạ, đâm chém để giành giật sự sống. Những người ở đáy xã hội giống như Chí Phèo phải làm liều, phải gan góc mới tiếp tục tồn tại được. Đó là lý do vì sao Chí Phèo tìm đến rượu, luôn luôn say “hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm”. Người sai khiến Chí Phèo chính là Bá Kiến, là một kẻ ăn tiên chỉ làng Vũ Đại, học lỏi, gian manh với nghề bóc lột.

Khi đi tù về, Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến chửi rủa, rạch mặt bằng vỏ chai ăn vạ. Bản chất là hắn đến để trả thù, ít nhất là cũng đã mường tượng ra kẻ thù của mình là ai. Tuy nhiên, từ khi từ nhà cụ Bá về, hắn lại có tâm trạng hả hê, dữ đồng bạc trong tay, Chí Phèo Đã dần trở thành công cụ mù quáng trong tay Bá Kiến.

Nhân vật Chí Phèo hiện ra khiến cho người khác phải sợ hãi, bởi vẻ ngoài quá đáng sợ. Hắn đã lựa chọn bán đi cả nhân phẩm lẫn nhân hình của mình để tồn tại như một con vật. Đây là tiêu biểu cho sự tha hóa trong xã hội tàn phá con người thời phong kiến xưa. Khi những người nông dân có bản chất hiền lành, nhưng ít học rơi vào cảnh bần cùng, họ rất dễ uất ức và trở thành những “kẻ cố’ cùng liều thân”.

Những kẻ thống trị lại có đặc điểm rất xảo quyệt, luôn lợi dụng và mua chuộc người khác để khiến họ trở thành sự phá hoại mù quáng. Đây chính là quy luật đáng mỉa mai và khiến cho người khác phải cảm thấy chua xót khi sống trong xã hội cũ.

Hình tượng xuất hiện đã gây ấn tượng sâu đậm đối với người đọc. Hắn đã có những hành động uống rượu đến nỗi toan đốt quán khi không được uống chịu, “ướm lời” với Thị Nở và cách đâm chém kẻ thù rồi tự kết liễu đời mình. Hắn có bộ mặt không nhìn ra con người, không nhìn ra con vật, đầy những vết ngang dọc do nhiều lần đâm chém, rạch mặt ăn vạ.

Trong năm ngày chung sống với Thị Nở, Chí Phèo dường như đã lóe lên tia sáng hy vọng trong cuộc đời tối tăm. Tuy vậy, sự hy vọng chưa kéo dài được bao lâu thì đã đưa hắn vào cõi chết. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở được xem như hai duyên số kỳ lạ dưới bàn tay khéo léo của “ông mối” Nam Cao. Cuộc gặp này đã đánh thức tâm hồn người nông dân lương thiện vốn bị lấp mờ sau con quỷ dữ.

Quá trình hồi sinh được đánh giá là gây cảm động nhất trong tác phẩm, nói lên sự bi kịch đau đớn trong cõi tinh thần. Đây cũng là nội dung thúc đẩy bài ca về sức mạnh tình người, tình yêu. Thị Nở chăm sóc Chí rất tận tình, ân cần, với bát cháo hành nóng mang hương vị ngọt ngào của tình yêu, khiến cho con quỷ dữ cũng biết khóc, biết cười giống con người.

Thị Nở không chỉ là tình yêu, nàng ta còn là con đường sống, dẫn lối cho Chí Phèo trở về xã hội công bằng, thân thiện của loài người. Hiểu hết vai trò của Thị Nở, người ta mới thấm thía được nỗi đau đớn của Chí khi “chiếc cầu dẫn lối” bỗng sụp đổ. Thị Nở đột ngột “trở mặt” đã làm Chí bị bất ngờ, hắn ban đầu chưa thể hiểu được chuyện gì xảy ra vì đang “say” với khao khát làm người. Tuy nhiên, khi hiểu ra, hắn đã vơ rượu uống. Điều kỳ lạ là hắn uống bao nhiêu cũng không thể say, càng uống lại càng tỉnh. “Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo nành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức …”. Có lẽ, trong hơn bốn mươi năm cuộc đời, hắn chỉ khóc duy nhất một lần như vậy.

Người đàn ông khốn khổ lúc này mới cảm nhận một chút ngọt ngào của hương vị tình yêu, nay lại phải chịu nhiều đớn đau, thất vọng. Có lẽ, hắn mãi chẳng bao giờ quên được hương vị tuyệt vời của bát cháo hành. Giờ đây, Chí cũng chẳng thể quay lại làm quỷ dữ, cuối cùng thì hắn đã chọn cái chết. Trước khi chết, hắn quyết tâm trả thù, tìm đến đúng kẻ thù đích thực, cuối cùng Chí Phèo tỉnh táo đã giết đi Chí Phèo say.

Khi đó, cái chết cũng chính là tiếng hô vang đòi quyền sống, dõng dạc đòi được lương thiện. Đây cũng là dấu mốc từ quá trình hồi sinh, sau đó bị cự tuyệt đến hành động trả thù. Việc tự sát đã trở thành đoạn kết ý nghĩa, giúp tác giả khắc họa thành công cái nhìn nhân đạo sâu sắc về con người.

Đối với văn xuôi Việt Nam hiện đại, Chí Phèo được nhận xét là hiện tượng độc đáo, có chất riêng. Cuộc đời nhiều đau đớn, sự tủi hờn của Chí Phèo được dùng làm đại diện cho số phận bi thảm của tầng lớp nông dân bần cùng hóa, lưu manh hóa không có lối thoát trong xã hội cũ, sống cuộc đời cùng khổ và tăm tối dưới ách áp bức tàn bạo và xảo quyệt của giai cấp thống trị.

Hình tượng bất hủ của Chí Phèo đã giúp Nam Cao lớn tiếng vạch mặt bản chất tàn bạo của guồng máy xã hội đè nén, hủy hoại con người, thể hiện niềm tin sâu sắc vào bản tính tốt đẹp của con người.

Mẫu phân tích Chí Phèo số 3

Trước Cách mạng tháng Tám, nước ta có nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán nói về số phận người nông dân. Nổi bật có thể kể đến Tắt Đèn (Ngô Tất Tố), Chị Dậu , Bước Đường Cùng (Nguyễn Công Hoan),… Rất nhiều tác phẩm hay được ra đời, không thể bỏ qua Nam Cao, sáng tác hàng loạt tác phẩm nói về số phận của người nông dân Việt Nam. Hình tượng Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên được đánh giá cao nhất, mang đến nhiều thông điệp và giúp có cái nhìn sâu hơn về số phận người nông dân trong xã hội xưa.

Chí Phèo vốn là thanh niên hiền lành và có bản tính lương thiện. Đây chính là đứa con hoang bị bỏ rơi từ khi mới sinh ra, hắn được bác phó đưa về nuôi lớn. Khi bác ấy chết, Chí không cha, không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, suốt ngày đi ở cho nhà này đến nhà khác, không được ai yêu thương. Khi Chí Phèo đến làm canh điền cho Bá Kiến, Chí được khen là hiền như đất, không được học hành vẫn biết phân biệt đúng sai, phải trái khi ở nhà Bá Kiến. Mỗi khi mụ vợ lão Bá gọi vào bóp chân, Chí “chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”. Hắn hiểu rõ đâu là tình yêu, đâu là sự dâm đãng, đáng khinh rẻ. Cũng như những người đàn ông khác, Chí Phèo cũng mơ về gia đình ấm áp nơi “Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Nhưng rồi, tất cả đã bị vùi dập, cuộc đời hắn bị trượt theo vết dài, khi Chí bị Bá Kiến đẩy vào con đường tù tội, chỉ vì sự ghen tuông của bạo chúa đã bắt đầu tấn bi kịch trong cuộc đời hắn.

Ngày Chí Phèo ra tù, một sự thay đổi khiến cho người dân làng Vũ Đại khiếp sợ, đó là sự biến dạng nhân hình, tha hóa nhân cách. Chí ban đầu là thanh niên khỏe mạnh, hiền lành, giờ thành “đặc như thằng săng đá”, “cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng, cái mặt câng, con mắt gườm gườm”. Mọi người nhìn Chí như con quỷ trong làng, Chí bị mọi người xa lánh, dù đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Chí chìm vào những cơn say miên man, ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, nhờ điều đó có lý do đi rạch mặt, đập đầu, chửi bới và ăn vạ khắp nơi.

Khi trở về làng Vũ Đại, nơi toàn có những sự bon chen, chèn ép con người đến nghẹt thở, hắn không còn sống hiền lành, nhẫn nhục như ngày xưa. Giờ đây, Chí đã hung dữ, lì lợm và tàn bạo gấp nhiều lần, trở thành tay đòi nợ, chém mướn, giết thuê sau lời chọc lõi củ Bá Kiến. Hắn làm theo mưu đồ của cha con Bá Kiến “Lấy thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò”. Từng chi tiết được đưa ra đều làm rõ bộ mặt xã hội xưa, vô nhân đạo, với cuộc sống thiếu tình người. Với Vũ Trọng Phụng, xã hội này được ví với cách gọi đầy khinh nhược, đó là “chó đểu”. Nơi đó, những tên địa chủ giống Bá Kiến nắm mọi quyền lực, quyết định cả sự sống của người khác, tính mạng của người nông dân cực khổ.

Cứ nghĩ là Chí Phèo sẽ đi mãi trong tấn bi kịch của cuộc đời, nhưng Nam Cao vẫn tin tưởng vào bản chất lương thiện ẩn sâu bên trong. Ông vẫn cho hắn một cơ hội, được gặp gỡ Thị Nở, người cảm thông và dang rộng vòng tay với Chí. Người đàn bà được ví là “xấu như ma chê quỷ hờn” nay đã trở thành nguồn động lực cho Chí quay về cuộc sống của người thường. Qua cái đêm định mệnh, Chí mới lắng nghe “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá. Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”. Lần đầu Chí ý thức về tuổi tác, bản thân mình “đã già mà vẫn còn cô độc”. Một người đánh thuê chém mướn không biết sợ là gì, giờ lại rưng rưng nước mắt khi bưng lên bát cháo hành còn hơi ấm. Chính tình người của Thị Nở đã cứu vớt cho con người tha hóa, giúp hắn được thức tỉnh, đánh thức phần người trong hắn thức dậy. Chí Phèo giờ đây đã hoàn lương, trở về hòa nhập với xã hội, cộng đồng. Hắn vẫn tin tưởng rằng, Thị sẽ mở đường cho mình, luôn mong muốn sẽ được trở thành người lương thiện một cách mãnh liệt.

Hiện thực vốn vẫn là hiện thực, trong lúc này, Nam Cao không thể rời bỏ thực tế, bỏ qua những định kiến cổ hủ. Mong ước hoàn lương của Chí chưa được hoàn thành, một lần nữa hắn lại bị rơi vào bi kịch. Bà cô Thị Nở đã dập tắt mọi thứ chỉ qua lời nói “Trai làng đã chết hết hay sao mà đi đâm đầu lấy một thằng không cha, lấy một thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Trong cơn nửa say nửa tỉnh, cố níu kéo nhưng không thành, Chí Phèo bỗng trở thành kẻ đáng thương. Thị Nở quay lưng bước đi cũng đánh dấu thời điểm cánh cửa hoàn lương của Chí Phèo bị đóng sầm lại mãi mãi. Chí đang trong cơn say, cố gắng tìm đến kẻ thù của mình để trả thù. Sau cùng, gắn giết Bá Kiến và cũng tự xuống tay kết thúc cuộc đời mình.

Cái chết của Chí Phèo quá đau thương, nhưng nếu sống mà làm quỷ dữ thì chết là tốt nhất. Đây là cái chết để đảm bảo sự lương tri, lương tâm để thức tỉnh xã hội phong kiến cổ hủ, để câu “Ai cho tao lương thiện?” mãi vang vọng và ám ảnh không ngừng. Đây quả thực là bi kịch quá đau lòng với người nông dân sống trong xã hội bất công.

Ngoài nội dung, ý nghĩa, sự thành công của Chí Phèo còn thể hiện ở cách xây dựng nhân vật, phân tích tâm lý, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, vận dụng đối thoại, độc thoại phù hợp, bộc lộ hết thông điệp nhà văn đang muốn gửi gắm. Vì vậy, cứ nhắc đến Nam Cao, người ta hầu như đều sẽ nhớ đến Chí Phèo đầu tiên. Hình ảnh nhân vật Chí Phèo gợi cho người ta thấy và hiểu cuộc sống cơ khổ, chà đạp, hủy hoại con người đến tận cùng, thể hiện rõ tên tuổi, ngòi bút tài hoa của tác giả.

Kết luận

Khi phân tích nhân vật Chí Phèo, bạn mới cảm nhận được những hoàn cảnh khổ cực, sự bất công của xã hội phong kiến xưa. Tác phẩm đã mang đến những cảm nhận sâu sắc của cuộc sống cơ cực người nông dân phải trải qua, luôn khát khao được sống cuộc đời lương thiện và bình dị, nhưng cuối cùng vẫn không thể, thậm chí chọn cách tìm đến cái chết để chấm dứt tất cả.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *