Mùa phơi sân trước (Nguyễn Ngọc Tư): Tác giả tác phẩm

Thông tin về tác giả, tác phẩm Mùa phơi sân trước (Nguyễn Ngọc Tư) được cập nhật đầy đủ và chính xác nhất. Hiểu rõ nội dung văn bản giúp học sinh trả lời các câu hỏi đúng trọng tâm, không bị lạc đề khi làm bài kiểm tra.

Tiểu sử của tác giả Nguyễn Ngọc Tư

Nữ tác giả Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê quán ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Cô là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam, nổi tiếng với nhiều tác phẩm văn học đặc sắc.

Truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư mang tên “Đổi thay”, được cô viết khi đang làm việc tại một cơ quan văn nghệ báo chí tỉnh Cà Mau. Tác giả của Mùa phơi sân trước là một trong mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu cho nền văn học đương đại năm 2000.

tác giả Mùa phơi sân trước
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nổi tiếng với nhiều tác phẩm văn học đặc sắc

Các tác phẩm của cô chủ yếu là các chuyện đời thường của những người nông dân thôn quê bình dị thông qua cái nhìn chân thật và nhân hậu. Với ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư luôn có sức lôi cuốn, khiến người đọc cảm nhận được sự bình dị, gần gũi.

Các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư gồm có: Tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt xuất bản năm 2000, Tập truyện ngắn thiếu nhi Ông ngoại xuất bản năm 2001, Cánh đồng bất tận xuất bản năm 2005, Giao thừa xuất bản năm 2003.

Khái quát chung về tác phẩm Mùa phơi sân trước

Dưới đây là những thông tin cơ bản học sinh cần nắm được khi học tác phẩm này của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.

Thể loại

Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Mùa phơi sân trước là tác phẩm văn học thuộc thể loại tản văn.

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Văn bản được in trong cuốn “Bánh trái mùa xưa”, được Hội nhà văn xuất bản phát hành năm 2015.

Phương thức biểu đạt của tản văn Mùa phơi sân trước

Phân tích văn 7 bài Mùa phơi sân trước, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm trong tác phẩm.

Ngôi kể chuyện của văn bản

Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất, do chính tác giả Nguyễn Ngọc Tư kể lại.

Bố cục bài Mùa phơi sân trước có mấy phần?

Tác phẩm được chia làm 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến…người ta có: Tác nhớ nhớ về những kỉ niệm của mình.
  • Phần 2: Còn lại: Thể hiện tình cảm của tác giả thông qua tản văn Mùa phơi sân trước.

Giá trị nội dung thể hiện thông qua tác phẩm

Văn bản Mùa phơi sân trước là tản văn ghi lại những các xúc chân thật của tác giả khi nhớ về những kí ức tuổi thơ: trên đường đạp xe về nhà ngoại, đâu đâu cô cũng thấy người ta phơi đồ ở trên sân.

Những phân tích cụ thể sẽ được cập nhật trong soạn văn Mùa phơi sân trước để học sinh hiểu rõ.

Giá trị nghệ thuật trong văn bản

Tác giả sử dụng phương thức tản văn giàu cảm xúc, nêu bật được những suy nghĩ của các Nguyễn Ngọc Tư khi nhớ về “mùa phơi sân trước” ở quê của mình. Bài văn được viết với ngôn từ gần gũi, tinh tế, giàu hình ảnh, mang đậm chất trữ tình.

Vẽ sơ đồ tư duy mô tả cho tác phẩm Mùa phơi sân trước

The POET gợi ý cho các bạn học sinh sơ đồ tư duy khoa học, dễ nhớ dành cho tác phẩm:

sơ đồ tư duy Mùa phơi sân trước
Sơ đồ tư duy được trình bày khoa học, dễ hiểu, đầy đủ nội dung

Tóm tắt tác phẩm Mùa phơi sân trước của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư

Dưới đây là những mẫu tóm tắt văn bản dành cho các bạn học sinh tham khảo.

Mẫu 1: Tóm tắt tác phẩm Mùa phơi sân trước ngắn 4 đến 6 câu

Văn bản nghị luận “Mùa phơi sân trước” đã ghi lại những cảm xúc của tác giả Nguyễn Ngọc Tư về kỷ niệm đạp xe về nhà ngoại. Trên đường đi, cô thấy đâu đâu người ta cũng phơi đồ trên những chiếc giàn trước sân nhà. Cuối năm, gian phơi càng bận rộn hơn, những món ăn ngày tết được phơi như: bánh gừng, mứt gừng, củ kiệu khiến tác giả thèm ứa nước miếng. Về nhà tác giả kêu má làm những món đó nhưng má chỉ cười và cho rằng không phải họ có gì là mình cũng phải có thứ đó.

tóm tắt Mùa phơi sân trước
Những mẫu tóm tắt văn bản hay nhất

Mẫu 2: Tóm tắt tác phẩm Mùa phơi sân trước 6 đến 8 câu

Ngày nhỏ, ở quê tác giả toàn người nghèo, nhà nào cũng dựng một cái giàn phơi ở ngay trước nhà. Chiếc giàn với đa công dụng, được người dân sử dụng phơi rất nhiều thứ, lúc thì củi, chiếu, gối, cám mốc cho đến mớ bột gạo hay mớ cơm nguội thừa…

Càng về gần những ngày cuối năm, giàn phơi càng trở nên bận rộn. Người ta phơi rất nhiều thứ lên giàn, đặc biệt là các món ăn quen thuộc ngày tết như: củ kiệu, bánh gừng, mứt gừng.

Trên quãng đường đạp xe về nhà bà ngoại, tác giả “ứa nước miếng” vì thèm. Cô đã về kêu má làm những món ngon ấy nhưng má chỉ cười và nói rằng không phải họ có là mình cũng phải có.

Kết luận

Mùa phơi sân trước (Nguyễn Ngọc Tư) gợi nhớ những ký ức tuổi thơ tuy nghèo khó nhưng thật bình yên, trong sáng. Tác phẩm khiến người đọc cảm thấy thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương, làng xóm của mình hơn.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *